Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ tháng 9 16, 2023

[2023] 51/35 - MÓN HÀNG QUÝ GIÁ NHẤT

Hình ảnh
  Một sớm chủ nhật Một bài hát mang tên Kukuska Một cuốn sách mở đầu là Ngày xửa ngày xưa với tông bìa trắng Trắng như một tâm hồn của một đứa trẻ thơ, trắng như một màu tang tóc bàng bạc phủ khắp các con phố nơi có những kẻ sống khốn khổ, trắng như lớp tuyết dày phủ lên những con tàu, phủ lên đầu người. Và có lẽ trắng như những cái x.á.c lõa lồ nằm trôi nổi, không người thân nơi c.h.i.ế.n tranh, hay trắng như những cái đ.ầ.u trọc lóc đầy ảm ảnh chăng. Nếu nó là câu chuyện cổ tích, vẫn sẽ tin rằng nó là câu chuyện cổ tích. Nhưng cổ tích nào không vun trồng từ mảnh đất của hiện thực, vì cổ tích cũng từ con người – từ sâu thẳm tâm trí con người mà vun nó lên. Và đôi khi người ta viết về chính nỗi đau, hồi ức sâu thẳm đau đáu của mình qua câu chuyện cổ tích, ấy là Jean-Claude Grumberg. Cái hiện thực mà là mảnh đất vun trồng cho câu chuyện cổ tích này, được khéo léo tạo ra dưới hình ảnh con tàu – một bức tường của hai thế giới. Trong khi trên chuyến tàu ấy là người đàn ông mang theo

[2023] 49 + 50 - Vợ chồng lão Twit & Thần dược của George

Hình ảnh
Cái ảnh chụp chính là cái nơi mình lăn lê bò toài ra đọc hai cuốn này, cả tuần (à đâu cả tháng) mình cứ bị bận rộn đến mức không thể tỉnh táo ra mà mở sách. Nhưng lại không muốn phá bỏ thói quen đọc sách chỉ vì một hai tuần nên cố gắng chọn cuốn sách vừa phải để đọc. Dĩ nhiên là sách của bác Roald rồi.  Hai cuốn sách này kỳ lạ đều là chuyện về người già, đôi vợ chồng già và người bà ngoại của George. Đôi vợ chồng lão Twit thì ham ăn, tính tàn bạo và không mấy thân thiện. Mình chú ý đoạn này: “Khi con người có những ý tưởng xấu xa, nét mặt sẽ biểu lộ ngay. Và rồi những ý tưởng xấu xa cứ xuất hiện đều đặn từng ngày, từng tuần, năm này qua năm nọ thì gương mặt sẽ trở nên càng ngày càng xấu theo. Đến một lúc nào đó nó xấu tới nỗi không ai dám nhìn nữa”. Vợ chồng lão Twit vốn dĩ sinh ra có lẽ không hề xấu nhưng lâu dần những suy nghĩ tủn mủn, xấu xa và tàn bạo tích tụ dần đến mức trong đầu họ chỉ nghĩ đến những gì tồi tệ nhất, ích kỷ nhất thậm chí không thể nhìn được đâu là đúng, đâu là s

[2023] 48/35 - LŨ TRẺ LÀNG ỒN ÀO

Hình ảnh
Đáng lẽ ra mình sẽ đọc một loạt tác phẩm của bác Takuji cho tháng 9 đẹp đẽ này nhưng lại lỡ hẹn, thay vào đó mình chọn mở màn là một loạt câu chuyện thiếu nhi, cụ thể là tuần trước mình đọc Charlie và chiếc thang máy bằng kính; tuần này mình đổi gió đến một nhà văn cũng viết truyện thiếu nhi khác đến từ Thụy Điển (nếu ai hay theo dõi mình lâu thì chắc biết mình lên khá khá bài từ Roald Dahl và David Walliams mà chưa bao giờ viết bài tử tế sách của bà). Nhìn chung cuốn này là một cuốn sách có giọng văn rất nữ tính, dịu dàng và trong trẻo. Không gian câu chuyện là làng quê ở Thụy Điển hoặc cũng có thể ở nơi khác (thường thì mình đọc tác phẩm thiếu nhi, mình thường không cố gắng gắn nó ở địa điểm cụ thể nào), bởi mảnh đất tuổi thơ là một thế giới thần tiên đầy mộng mơ. Câu chuyện là chuỗi những ngày tháng nghỉ hè của 6 đứa trẻ, nhà Bắc, Nhà Giữa và nhà Nam, hai chị em gái – một cậu trai – ba anh em hai trai một gái. Những đứa trẻ đã có một kỉ nghỉ hè vô lo vô nghĩ với những đồ chơi, trò