Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 2, 2019

NỖI BUỒN CHIẾN TRANH

Hình ảnh
     Văn học Việt Nam có hai lần nghẽn tắc đó là tầm sau 1945 và sau 1975. Ở đấy tôi muốn nhắc đến sau 1975 người ta reo hò về hòa bình có lẽ đăng một bài review về mặt trái mặt tối của hòa bình không phải ngày hôm nay bởi vẫn đang có khí thế của U23 VN. Truyện này bạn sẽ không thể đọc trong một cốt truyện thống nhất được bởi dường như tác giả đang viết về những lối rẽ ngoắt ngoéo không tưởng trong tâm của một người đàn ông si tình bước ra khỏi đạn bom khói lửa. Hòa bình tung hô bởi cờ hoa và reo hò nhưng những người bộ đội thì không đâu ạ, đã cầm súng mà bước ra khỏi chiến tranh thì còn gì là người đâu. Không phải vết thương thân thể tàn tật suy kiệt rồi chết thì cũng là tiếng khóc tang của những người cha người mẹ mất con. Nào là hàng loạt tin báo tử, những người lính trong chiến tranh họ được tung hô như một vị thần còn sau chiến tranh thì sao họ vật vờ như những bóng ma. Trong bom đạn những người anh em phải chứng kiến từng người chết thảm khốc thành những tiếng hú vang vọng trên đ

13 LÍ DO TẠI SAO

Đã bao giờ bạn nghĩ rằng bạn mua một cuốn sách qua một chủ đề được chuyền tay nhau trên mạng chưa, đã bao giờ tên một cuốn sách làm bạn phát điên lên tìm kiếm chưa. Với tôi thì có đấy thậm chí tôi định sẽ mua bản gốc và không chờ NXB nào hết. Tôi muốn nhấn mạnh đây là cuốn sách vừa đáng đọc vừa đáng sợ. Giống trò bập bênh trong tâm trí vậy, ngay cả khi tôi đang gõ nhưng dòng này tôi đang gõ rất nhanh với lồng ngực như trống rỗng và đang phát hoảng. Có rất nhiều ý kiến trái chiều về cuốn này và tôi thu nhận những lí do lý lẽ mà một số tài khoản mạng xã hội đưa ra, việc đúng sai sẽ do mỗi người nhưng có điều tôi muốn nói rằng, mỗi người có lựa chọn riêng cho cuộc sống của mình. Tôi thấy phải chăng tác giả đang viết ở một góc độ khá khách quan? Tôi rất mong những ai đọc cuốn này đừng tự luẩn quẩn một lí lẽ ngu ngốc sẽ làm theo như thế này, ý nghĩa cuốn sách không phải để cổ súy cho hành động dại dột Có những trò ảo thuật trên trang giấy mà qua đó sẽ lan tỏa và bóp lấy người đọc, 13 c

BÓNG MA TRONG NHÀ HÁT

Hình ảnh
“Nghệ thuật nằm ngoài quy luật của sự băng hoại, chỉ mình nó không thừa nhận cái chết…” Xin mượn câu nói của Mikhail Yevgrafovich Saltykov-Schedrin ************************************* Mình mua cuốn này bởi có một nhóm văn nghệ ở trường diễn tiết mục dựa trên cốt truyện này. Có những cuốn dành cả tuổi thanh xuân để đọc có những cuốn ngắn nhưng lời văn chậm chạp. Người ta thường chùng chình sang thu còn mình chùng chình khi sang hè. Cuốn này có lẽ nó chứng kiến những giây phút nản lòng của mình nhiều nhất mình muốn thi cho xong để thoát khỏi cảm giác này. Là câu chuyện tình yêu... Có những cuốn vài trang cuối phần kết vẫn hấp dẫn, là chìa khóa mở ra tất cả các cánh cửa khác. Một câu chuyện tình của hai người đàn ông si tình, nhưng lời văn tác giả như chất chứa ở những lời chối chăng của Erik, bởi đằng sau khuôn mặt ghê sợ là tâm hồn yêu đương và tài năng như một thiên thần. Một thiên thần đột lốt gương mặt quỷ dữ. Không hiểu sao đọc mình lại liên tưởng đến Nam Cao một Chí Phèo

DƯỚI MỘT MÁI NHÀ Ở PARIS

Hình ảnh
Cũng có một chút ngạc nhiên về tốc độ đọc của bản thân xuất thần nhanh như thế. Để đọc nó một cách dễ hiểu bạn nên đọc Cuộc gọi từ thiên thần trước thì ở đây sẽ hiểu một phần cuộc đời Madeline cũng như về tâm lí con người tâm hồn cô ấy. Mình không biết nhắc đi nhắc lại bao nhiêu lần rồi nhưng mỗi lần review sách Musso là một lần mới mẻ. Cuốn Cô gái Brooklyn chắc có phần sợ hơn một chút hay cuộc gọi từ thiên thần cũng vậy. Còn cuốn này cũng trinh thám cách hung thủ làm việc cũng đáng sợ, nhưng kết cấu truyện mình đọc cảm giác nó rất nhẹ ấy. Nó pha trộn rất nhiều thanh âm, bởi các câu văn như xao động lên trong mình, nó đòi hỏi bản thân không chỉ nghĩ về hung thủ không mà nó đòi hỏi bạn cảm nhận nghệ thuật các góc độ cuộc sống 80 90s, nó bắt ta phải nhập tâm vào nhân vật để suy nghĩ, và nó bắt ta thâm nhập tâm lí một đứa trẻ.             Điều gì hình thành sau đôi mắt ngây thơ của chúng? liệu là quỷ dữ hay thiên thần đây. Dưới một mái nhà Paris - mở đầu là một Paris hỗn loạn dầm dề v

CÁNH ĐỒNG BẤT TẬN

Hình ảnh
Tôi đọc “Cánh đồng bất tận của Nguyễn Ngọc Tư. Hiếm khi nào tôi lại để ý trang sách văn học hiện đại, giọng văn miền trong, mẩu chuyện đời thường, tôi nhận ra câu chuyện nào cũng day dứt về những kiếp người bé nhỏ, người chăn vịt, người hát rong, những đứa trẻ mục đồng… Dường như mỗi nhân vật đều có những kí ức xa xôi, đẹp mà buồn, hay những bi kịch đẩy họ sống mà như đã chết, sống mà như chỉ tồn tại với trái tim chai sạn với tình yêu chỉ là sự thỏa mãn, là trò chơi. Cuộc sống đẩy họ đến những bi kịch mà chẳng ngờ tới, đẩy những đứa trẻ thành bơ vơ thiếu thốn ngay cả khi cạnh cha của mình, những người con gái thủy chung yêu đau lòng một người hay một chàng trai cố xoa dịu vết thương của một người bằng sự dịu dàng nhất mình có. Tiếng hát vang lên trong đêm tối, tiếng hát đi tìm về miền kí ức xa xôi, về thời son, nỗi nhớ nhung, tiếng gọi khắc khoải của người cha, tình đơn phương nâng đỡ là điểm tựa cho nhiều tâm hồn, là sự đồng điệu của những con người cô đơn, có người đi hết gần kiếp