NỖI BUỒN CHIẾN TRANH

     Văn học Việt Nam có hai lần nghẽn tắc đó là tầm sau 1945 và sau 1975. Ở đấy tôi muốn nhắc đến sau 1975 người ta reo hò về hòa bình có lẽ đăng một bài review về mặt trái mặt tối của hòa bình không phải ngày hôm nay bởi vẫn đang có khí thế của U23 VN. Truyện này bạn sẽ không thể đọc trong một cốt truyện thống nhất được bởi dường như tác giả đang viết về những lối rẽ ngoắt ngoéo không tưởng trong tâm của một người đàn ông si tình bước ra khỏi đạn bom khói lửa. Hòa bình tung hô bởi cờ hoa và reo hò nhưng những người bộ đội thì không đâu ạ, đã cầm súng mà bước ra khỏi chiến tranh thì còn gì là người đâu. Không phải vết thương thân thể tàn tật suy kiệt rồi chết thì cũng là tiếng khóc tang của những người cha người mẹ mất con. Nào là hàng loạt tin báo tử, những người lính trong chiến tranh họ được tung hô như một vị thần còn sau chiến tranh thì sao họ vật vờ như những bóng ma. Trong bom đạn những người anh em phải chứng kiến từng người chết thảm khốc thành những tiếng hú vang vọng trên đồi núi và rừng cây như hương hoa hồng ma cuốn người vào cuộc tình mê say. Ai bảo trong chiến tranh chỉ biết cầm súng đoàng vào đầu ai mà cũng có tình yêu khi Kiên để đồng đội mình đêm mò sang khu các cô giao liên hay quản kho và địch đâu phải ai cũng tồi tệ và trong chiến tranh đâu chỉ cứ cầm súng bắn không cần biết là ai cũng có chủ nhân tình khi Kiên tha cho ba tên giặc tha cho người đàn bà trên nhà trắng để rồi sự thứ tha lại trả giá người bạn anh đỡ hơn mười viên đan vào người. Sự may mắn mỉm cười với anh cho anh lành lặn về quê hương về đất Hà Nội mộng mơ nghệ sĩ nhưng là cực hình mỗi ngày với anh khi anh sống tồn tại nhờ vào tiếng hét vọng về trong quá khứ, anh nhận thấy thiên chức sống sót của anh đến h phút này là để ghi để viết lại những con người đã cùng anh trên thương trường. Khi hòa bình ngày tro về người bộ độ bị lùa vào tàu khoang như là chiến tranh đã kết thúc các anh làm tốt r h thời đại không cần nữa đương nhiên mình không vơ đũa cả nắm bởi vẫn có người lập công nhưng kỉ niệm chiến tranh chắc chắn là nỗi buồn một thời, phải ở cương vị của người lính mới hiểu những gì họ trải qua

 

Sau chiến tranh họ hồ hởi tay bắt mặt mừng nhưng rồi cái đen đủi theo họ cho chót. Giời ơi hòa bình là đoàn tụ ư vậy thế sao Kiên lại dật dờ đêm thức ngày ngủ??? đoàn tụ ư những cha mẹ già mất con vẫn còn khóc. Khăn tang vẫn đè nặng trên vai người phụ nữ trên đèo Mộng Mơ, những người xả tuổi trẻ cho cuộc đời rốt cục gai đình họ sao vẫn có người phải làm đĩ qua ngày??? rồi sao có Sinh trở về rồi mất vì vết thương cũ??? Rồi Vượng hăng hái đi lái xe nhưng lại chỉ lái xe phần đường gồ ghề bởi đường phẳng khi xưa anh đi là cà chiếc bánh xe tăng lên xác thịt người bánh xe tanh bẩn máu me. Rồi trong khi chiến đấu chứng kiến người mình quý phải chết mà không làm gì được đó là Quảng cầu xin Kiên được chết trong trận càn. Và không chỉ thế cuốn sách còn mở ra rằng trong chiến đấu bên địch bên ta đôi khi có sự thứ tha là khi một anh lính ám ảnh suốt đời khi không thể tìm được tên lính Ngụy để cứu rồi ngày hòa bình những người lái xe tăng thương xót người đàn bà chết lõa lồ. Đấy chiến tranh không chỉ đơn thuần những bài ca chiến thắng đâu mà đằng sau nó là bao đau đớn dằn vặt đấy

       Truyện cũng viết về tình yêu Chiến tranh chia cắt tình yêu chiến tranh ấy đã làm Kiên hiểu lầm Phương hiểu lầm tình yêu của cô. Chiến tranh đã biến một chàng trai 17 tuổi ngây thơ thành một con người khắc khổ, chai sạm; rồi chiến tranh là ý thức cái chết sắp đến với mình với hi vọng say đắm được sống thiết tha khi những anh lính bảo Phương đàn một khúc đàn. Chiến tranh biến người thành kẻ thô lỗ lố bịch như người lính trung niên ve vãn Phương. Còn rất nhiều thứ lắm ở đây viết tới nó sẽ thâu tóm tâm can bạn ngay ở trang đầu và yêu cầu bạn dũng cảm đối mặt với những con chữ

(nguồn ảnh: nhà xuất bản Trẻ)

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[2023] 18/35 - HẮT XÌ

[2023] 12/35 - THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI - TẢN MẠN

[2023] 8/35 - ĐẢO MỘNG MƠ