Trường Làng Vẫn Ra Thế Giới
Trong một buổi học ở trên trường, khi nói về vùng cao nguyên thơ mộng, giảng
viên của mình đã say sưa kể về loài hoa hoa dã quỳ. Mình đã rất chú ý đến phần
cô nói đó là khi đất đai đầy gió ngàn, khi cây cỏ đã héo khô dường như không
còn sức sống thì tất cả nguồn sống đều dồn vào bông hoa dã quỳ. Trong sự sống
dường như biến mất ấy, hoa dã quỳ vẫn rạng rỡ cho đời, tỏa sáng mạnh mẽ. Rồi
mình lại liên tưởng đến bài thơ “Nói với con” của nhà thơ Y Phương về người đồng
mình. Mình thấy rằng những con người bình dị nơi ấy dù cho cằn cỗi của đời, dù
cho khổ cực nắng choi chang nhưng vẫn tỏa sáng như vì sao, như hoa hậu H’henie
hô vang hai tiếng Việt Nam ở sân khấu quốc tế, là bông hoa của núi rừng, một dã
quỳ yêu thương và Đỗ Liên Quang cũng là một người như thế.
Có lẽ phong cách Tây Nguyên dù đã
bôn ba nhiều nơi nhưng vẫn còn trong bản thâ tác giả, đó là bình dị trong lời kể,
một sự bộc trực thật thà khi kể về cuộc sống của mình. Tác giả viết về quê
hương mình bằng sự tự hào không hề xấu hổ, không hề tự ti. Xuyên suốt cuốn sách
tác giả đều viết về gia đình về bè bạn, về quê hương xứ sở. Đó là những bến đỗ
khi mỏi mệt mà cũng là động lực để tác giả tiếp tục cố gắng, tiếp tục phấn đấu
không nản lòng. Đó là điều đầu tiên mình thích ở cuốn sách này.
Tiếp theo đó là tác giả viết về bản
thân nhưng không hề ngại ngần viết về những lúc mắc sai lầm của mình, không viết
theo lối phô trương quá nhiều về điểm tốt của bản thân. Từ trang đầu cho đến
trang cuối cùng đều viết về quá trình không ngừng nỗ lực, không ngừng thay đổi
của bản thân, chấp nhận thay đổi vì mọi người, lắng nghe góp ý của người khác để
trở nên tốt hơn.
Cuốn sách không có những đạo lý
lên gân xáo rỗng, không có sự hô khẩu hiệu, không có quá nhiều những ngôn từ
hoa mĩ mà chúng ta có thể dễ dàng thấy tác giả nói về hành trình của mình như một
sự chiêm nghiệm, như một sự gợi ý cho những người trẻ tuổi trẻ lòng. Mình không
đọc cuốn sách như một cuốn self-help mà mình đang nghe một người kể chuyện
phiêu lưu của mình – một cuộc phiêu lưu của những điều tưởng chừng như không thể
Điều mình thích ở cuốn sách nữa
đó chính là phảng phất trong ngòi bút của người viết đều nhắc đến những cuốn
sách và những bản nhạc. Chính những trang sách đã tạo nên trong cậu học sinh lớp
11 ấy một niềm tin mãnh liệt ở bản thân mình, niềm tin mình có thể làm nên những
điều to lớn, cậu đã vận dụng được những gì mình đọc vào chính bản thân mình
không để việc đọc thành sự vô nghĩa. Còn âm nhạc nó thôi thúc trong cậu sức mạnh
vượt qua rào cản ngôn ngữ, vượt qua nỗi nhớ nhà, vượt qua những lúc nản lòng.
Không chỉ vậy âm nhạc còn là cầu nối giữa bạn bè năm châu, kết nối những trái
tim lại với nhau không phân biệt màu da và ngôn ngữ…
Cuốn sách không chỉ dành cho người
trẻ mà mình nghĩ dành cho tất cả mọi người để chúng ta có động lực tin rằng dù
cho khó khăn có bủa vây cũng không được bỏ cuộc
Có ai đó đã cho rằng bạn sinh ra
trong nghèo khổ không phải lỗi của bạn, nhưng bạn chết trong nghèo khổ thì đó
là lỗi của bạn. Thật vậy mỗi người chúng ta sinh ra sẽ có quê hương xứ sở khác
nhau, vận mệnh khác nhau, nhưng không có nghĩa chúng ta vịn vào nguồn gốc chúng
ta sinh ra để biện minh cho sự không cố gắng của mình. Vận mệnh có thể khó
tránh, nhưng chúng ta vẫn có thể tự bản thân thay đổi bởi khi chúng ta thực sự
muốn trời đất sẽ hợp lực của chúng ta. Đỗ Liên Quang sinh ra ở mảnh đất gió
ngàn đất bazan, nơi mà ba cậu oằn lưng trên những cánh đồng, nơi tất cả đều
nghĩ rằng đi nước ngoài là một điều xa xỉ, nơi có thể không phát triển như các
thành phố lớn, nơi mà đi du học là một thứ ước mơ viển vông hay quá điên rồ. Tuổi
thơ của Đỗ Liên Quang đi qua là những đêm nhìn lên bầu trời cao rộng như cổ
tích, nhìn lên may bay bay lên trời để mơ ước bay lên như một chú chim đến một
chân trời mới. Cuộc sống của cậu không quá vất vả nó bình dị bình yên vô cùng
khi có gia đình, bạn bè luôn ở bên cạnh, được đi học đầy đủ. Cậu có con đường rất
dễ dàng đó là đỗ Đại học có việc làm bình thường như bạn bè cùng trang lứa
nhưng cậu không chọn như vậy, cậu muốn con đường của mình không đi theo lối
mòn, cậu mong muốn mình sẽ đi một con đường khác, con đường mà ít người đi, một
con đường khó hơn thử thách sức kiên nhẫn của lòng người hơn….Với cậu bé Đỗ
Liên Quang với trái tim rực lửa khám phá ấy, cuộc sống với cậu phải là một cuộc
thử thách mạo hiểm. Cậu muốn thấy bản thân mình phải làm được điều gì đó, để
làm được phải mở rộng tầm nhìn, phải nghĩ về những điều lớn lao hơn nhiều vượt
qua những khuôn mẫu trước đây. Cậu muốn chứng minh rằng, tất cả chúng ta dù được
sinh ra ở đâu trên thế giới, dù đó là một thành phố lớn hay là một ngôi làng nhỏ
ở cao nguyên, đều có thể vươn lên và làm những điều to lớn hơn bản thân mình
Cậu đã quyết tâm, cậu đã tìm tòi
để bước ra thế giới. Dĩ nhiên khi quyết định từ bỏ tất cả, khi quyết định không
đi theo lối mòn sẽ phải đánh đổi. Đó là đến một nơi không có thân thích, đến một
nơi xa lạ, không có thứ thân thuộc, con người sẽ khác, ngôn ngữ sẽ khác. Con mắt
trong ngần của cậu bé lớp 11 cũng đầy suy nghĩ nhưng không làm thì sẽ không còn
cơ hội nữa, thời gian không chờ ai, kì thi Đại học cũng sắp đến, làm cái gì mới
và lớn cũng thật khổ tâm. Nhưng trong cậu ước mơ ây đã rất lớn và cậu đã quyết
định làm mà không hề hối hận. Con người chúng ta luôn có nhiều lựa chọn, có người
chọn cuộc sống an nhàn, theo sự sắp xếp, có người chọn cuộc sống phiêu lưu to lớn
đến mạo hiểm điên rồ, mỗi người đều có quyền chọn cuộc sống cho riêng mình, bất
cứ lựa chọn nào đều đáng được tôn trọng. Đọc cuốn này, trong mình được nhen
nhóm một ngọn lửa tin rằng bản thân lựa chọn mạo hiểm không hề sai trái và thiếu
suy nghĩ như mình vẫn nghĩ, mình vẫn nên tiếp tục ước mơ của mình đi ra thế giới
không ngại ngần. Có lẽ không chỉ mình mà bất cứ ai trẻ tuổi trẻ lòng ham muốn mạnh
mẽ cũng được truyền động lực to lớn, những người còn đang theo lối mòn sẽ có một
gợi ý thay đổi cuộc đời mình
Cuộc gọi định mệnh từ Hà Nội như
một dấu mốc cho cuộc đời cậu, cậu đã chọn ra Hà Nội dù cho đi một mình đến một
thành phố lớn, cậu đã sợ sệt nghĩ vì có người giỏi hơn mình. Sự tự ti ấy là dễ
hiểu nhưng cậu vẫn làm vẫn đi với đôi mắt đầy niềm tin kiên định…và may mắn của
cuộc đời đã mỉm cười với Đỗ Liên Quang như một giấc mơ cổ tích.
Điều mình thích ở tác giả đó là
tác giả đã không ngủ quên trên chiến thắng của mình. Nhiều người chúng ta khi đạt
đến sự thành công thường ngủ quên rất lâu trên thành tựu của mình quên đi sự phấn
đấu. Cuộc sống không có nấc thang cuối cùng, đến một nấc thang chúng ta sẽ phấn
đấu trên những tầm cao mới. Có câu nói rằng: “Hãy sống lâu như đời núi và vươn
tới tầm cao”, mỗi giây phút của cuộc đời rất quý hiếm phải tận dụng để không ngừng
cố gắng bước đi thật mạnh mẽ. Cậu đến UWC ngay từ những ngày đầu đã tạo mục
tiêu phấn đấu cho mình, thay vì nghỉ ngơi cho thành tích của mình vừa đạt được,
cậu đã hòa đồng với bạn bè, cố gắng học tập
Dĩ nhiên sang một đất nước mới
cách xa quê hương mình rất nhiều thì không tránh được những khó khăn như ngôn
ngữ, lối sinh hoạt. Có những lúc chưa biết ước mơ của mình tiếp theo sẽ ở điểm
dừng nào, hay có lúc mâu thuẫn với bạn bè, hay có lúc điểm chưa cao, hay lo lắn
bản thân chưa làm được, cậu luôn có bạn bè ở bên cạnh kịp thời. Cậu đã có những
ngày tháng ở UWC rất đẹp, cậu đã đến với đất Mỹ - Đất nước của hứa hẹn của bao
người mong muốn đổi đời. Cậu đã thử thách chính mình, cậu không còn trốn trong
vỏ ốc của sự tự ti nữa, cậu đã phá bỏ bức tường rào cản để là một công dân toàn
cầu
Ở cuốn này, Đỗ Liên Quang viết rất
nhiều về bạn bè khi học ở UWC, mỗi người thanh niên đến từ các quốc gia đều
mang trong mình mong muốn thay đổi bản thân, thay đổi quê hương mình. Mình nhận
ra khi đọc cuốn sách rằng những người đến từ các quốc gia khác nhau, ngôn ngữ
khác nhau, màu da khác nhau đều bình dị dễ gần không hề xa lạ. Họ nói về đất nước
quê hương họ bằng tất cả niềm tự hào, họ nói về chính mình không một sự e ngại.
UWC như một cầu nối kết nối họ với nhau, quả là có những cái duyên gặp gỡ như một
sự may mắn đưa chúng ta đến với thay đổi. Văn hóa cũng như phim ảnh đã là cầu nối
với những cô cậu học sinh đó, những buổi giao lưu, những buổi tranh luận, những
chuyến đi bụi đến các quốc gia khác, những dự án tình nguyện vì cộng đồng đã trở
thành những kỉ niệm đẹp đẽ trong họ suốt quãng đường dài và rộng của cuộc đời.
Và ngay cả ngày cuối cùng ở ngôi trường đó, họ vẫn hát vang những bài ca tuổi
trẻ rộn ràng và vui tươi.
Có lẽ số phận chúng ta cần một
chút may mắn, Đỗ Liên Quang đã có những may mắn nhất định nhưng rất xứng đáng,
cậu đã ước mơ cậu đã cố gắng nên may mắn đã mỉm cười với cậu. Hạnh phúc không
thể đến với sự cầu xin mà nó ở sẵn trong tay chúng ta, nó len lỏi sâu trong
trái tim chúng ta. Cậu đã bỏ công sức của mình thì may mắn ấy là món quà của sự
cố gắng đó. Nếu ai đó chưa có sự may mắn thì đừng nản lòng hãy có niềm tin thật
kiên định.
Gấp lại trang sách này, mình thấy
sự gặp gỡ cuốn sách này thật kịp lúc, nó đến trong những ngày thu bình yêu của
Hà Nội, nó đến khi mình đang rất hoang mang và khó khăn với những dự định ước
mơ của mình, phải buông bỏ thật khó khi lựa chọn chỉ có một. Mình đã mất hướng
đi, mình đang để tháng ngày trôi qua mà không hiểu bản thân mình thực sự muốn
gì, mình đang cố gắng vì điều gì, mình cứ làm cho đến khi không thể cố gắng được
nữa, mình không tìm thấy xuất phát của mình vì nguyên nhân gì. Cuốn sách như một
ngọn gió ban mai thức tình trong mình cần nghiêm túc hơn với bản thân mình, cần
sống chậm lại tạm dừng lại để suy nghĩ lại dự định của mình. Nó nhen nhóm trong
mình ngọn lửa kiên định rằng bước ra khỏi lối mòn, bước ra khỏi sự sắp xếp mà đến
con đường mới mẻ là điều nên làm và không có gì là không thể thực hiện được nếu
mình có lòng tin. Thực sự cuốn sách này không chỉ chiêm nghiệm, cuốn sách nhắc
nhở mỗi chúng ta hãy đi theo tiếng gọi của con tim mình bởi đây là cuộc đời của
mỗi người, chúng ta không thể bỏ qua ước mơ của mình để chạy theo cuộc đời người
khác. Vất vả, gian lao, đám mây đen bủa vậy quanh là những điều luôn xảy ra
nhưng không vì thế chúng ta ngã quỵ trên thất bại mà biết đứng dậy để mạnh mẽ
bước tiếp vì chúng ta không cô đơn, chúng ta có gia đình bạn bè để là chỗ dựa
tinh thần
Nhận xét
Đăng nhận xét