Bay Trên Tổ Chim Cúc Cu
Có ai đó từng viết rằng: “Một tác
phẩm trác việt là một tác phẩm làm bất hủ nỗi thống khổ của con người.” “Bay
trên tổ chim cúc cu” là một tác phẩm như thế. Ken Kesey với tài năng của mình
cùng với tấm lòng rộng mở đón nhận những vang động của cuộc đời đã viết lên những
trang văn xuất sắc, lay động về chính con người.
Cũng viết về chủ đề đấu tranh về
quyền sống và được làm người nhưng Ken Kesey đã có một bước đi rất mới, ông tự
trải nghiệm không gian trong chính cuốn sách: trại tâm thần. Tác phẩm đã vượt
qua được “sự băng hoại của thời gian” (Schedrin), là một vì tinh tú trên vũ trụ
văn học. Tư tưởng không chỉ dừng lại góc nhìn giới văn chương mà đã vượt qua cả
sự gắt gao của thế giới điện ảnh khi được chuyển thể thành phim
Dưới góc nhìn nhìn điện ảnh, tác
phẩm đã thực sự lay động hàng triệu con tim. Nhân vật McMurphy được thủ vai bởi
Jack Nicholson lột tả được toàn bộ những gì đặc sắc nhất của nhân vật này. Các
nhân vật nhập vai đến mức hoàn hảo đến mức đây không là những người diễn vai
tâm thần nữa mà họ chính là những diễn viên tâm thần. Phim thành công đến mức đạt
đến 5 giải oscar trong 5 hạng mục phim, kịch bản, đạo diễn, vai nam chính, vai
nữ chính xuất sắc nhất. Được viện phim Mĩ xếp thứ 33 trên 100 phim Mĩ hay nhất.
Phim liên tục đứng top 10 trên IMDb, được Thư viện quốc hội Hoa Kì lựa chọn để
đưa vào bảo quản trong Danh sách phim quốc gia(National Film Registry)
Dưới góc nhìn của giới văn chương
tác phẩm đã nhận được những lời nhận xét có cánh:
“Chủ nghĩa hiện thực đầy sức mạnh và đậm chất
thơ… đã biến chủ đề cũ kĩ về cuộc sống trong một nhà thương điên thành một
phiên bản thu nhỏ hấp dẫn của xã hội loài người”
Life
“Kesey đã tạo ra một thế giới
thuyết phục, sống động và rực rỡ bên trong đường biên giới của chính nó… Một cuốn
sách vĩ đại và đầy sức mạnh”
Saturday Review
Một cuốn sách hay là cuốn sách có
thể gợi tả ngay từ nhan đề tác phẩm. Nhan đề “Bay trên tổ chim cúc cu” đã gợi
nhiều suy nghĩ, khởi nguồn từ một bài đồng dao trẻ trẻ em:
“Wire, briar, limber-lock
Three geese in a flock
one flew east, one flew west
and one flew over the cuckoo’s
nest”
Tuy xuất phát từ bài đồng dao trẻ
em nhưng nó khiến chúng ta day dứt rằng: chúng ta liệu có đang sống một cuộc sống
đích thực mà chúng ta thường vẽ ra một cách hoa mĩ hay không.
Với phương thức tự sự, cùng với
ngôi kể thứ nhất và bút pháp tả thực, tác giả khắc họa không khí bệnh viện ảm đạm
đến nhàm chán. Dường như không gian này, họ không biết đâu là ngày đâu là đêm,
họ không thể biết những tia nắng mai, tiếng chim hót ngoài kia, tất cả chỉ là một
màu xám. Họ bị bào mòn đến yếu ớt dần qua những nguyên tắc, khuôn khổ đến khắc
khổ, họ ngủ say đến mức quên mình từng là một con người.
Bệnh viện chia làm 2 loại bệnh
nhân: Cấp tính và Kinh niên. Những người kinh niên là những người sống theo kiểu
thực vật không còn ý thức, không được chăm sóc cẩn thận “ Già nhất là đại tá
Matterson, một kị binh từ hồi Đệ nhất Thế chiến đã liệt, cả ngày ông chỉ có mỗi
việc là dùng cái batoong hất ngược váy của các ả y tá đi qua và đọc cho bất kì
ai muốn nghe một trang lịch sử quỷ quái. Đại tá - trong xã hội là một chức vụ
cao quý, cả một đời chinh chiến cuối đời lại là ngày tháng bị nhốt vào một góc
xó xỉnh xa rời cuộc sống thực. Còn hội Cấp tính là những kẻ vẫn còn có ý thức,
hoặc trên một khía cạnh khác họ là những con người bình thường có một chút vấn
đề về thần kinh nhưng bị ép trong những nguyên tắc khiến họ tự huyễn bản thân rằng
mình là một người điên thật sự. Nhà văn đã không ngần ngại dùng lối tả thực đến
trần trụi để viết về mồ chôn con người - nơi vốn được cho là cứu người. Đây
không phải là sự cứu chữa một cách nhân đạo. Sự cứu chữa chỉ là lớp vỏ giả dối
trắng trợn, bên trong thực chất là hủy hoại con người.
Về những người hộ lý, họ không phải
những hộ lí tận tâm mà là những kẻ dùng những từ ngữ miệt thị nhất lên những bệnh
nhân, họ không có sự cảm thông mà là sự khinh bỉ. Dường như trong con mắt của họ,
bệnh nhân không phải là con người nữa mà là một khối tế bào méo mó, dị hợm.
Tác giả có viết chi tiết những
người bệnh có xe bus vào thành phố nhưng diễn ra trước mắt họ thành phố giờ chỉ
như một di tích tiều tụy về quá khứ xa xôi nào đó họ từng là con người, họ chỉ
là kẻ đứng ngoài nếp gấp cuộc sống mà thôi
Nhưng tác giả đã giả không để cho
những nhân vật của mình chết trên những trang giấy. McMurphy đã đến và mang đến
một tâm thế “ngông” như một con ngựa
hoang. Lúc đầu mục đích của hắn vào bệnh viện tâm thần đơn giản chỉ là trốn án
lao động khổ sai. Hắn hào hứng khi mình
có thể trở thành kẻ cầm đầu ở đây, dắt mũi những kẻ khác trong bệnh viện. Hắn
không coi những người trong bệnh viện là những kẻ tâm thần “ Các anh đâu có
điên”. Hắn cố thuyết phục bọn họ thay đổi thời khóa biểu, rồi hắn chứng tỏ rằng
hắn có thể nâng cái bệ bằng thép và bê tông trong nhà tắm để ném vỡ những tấm
lưới trên cửa sổ và chạy thoát ,mặc dù không thành nhưng hắn nói “Nhưng tao đã
thử. Quỷ tha ma bắt, ít nhất tao cũng đã thử, không phải sao?”
Hắn “vượt ngục” dẫn các bệnh nhân
đi câu cá, rồi nhậu nhẹt, tận hưởng thú vui của cuộc sống, để rồi trong mỗi con
bệnh, ý nghĩ về về chính mình cứ lớn dần. Vincent Van Gogh đã từng nói: “Không
có gì nghệ thuật hơn bản thân lòng yêu quý con người”, hẳn là phải có một trái
tim nhân đạo cùng với con mắt tinh tế, nhà văn mới viết được như vậy, dường như
không gian McMurphy đưa các bệnh nhân đến được nhà văn viết bằng chất thơ say sưa
của mình. Không gian không còn rập khuôn, tất cả là nếp sinh hoạt đời thường để
rồi trong lòng độc giả một nỗi buồn bởi những công việc đều quen thuộc đến mức
bình thường mà chúng ta ít để ý tới, nhưng với những người bệnh đó là những thứ
to lớn. Sự điên của Murphy như một thứ nước thánh tưới lên mảnh đất cằn cỗi để
làm cựa quẫy sự sống dưới đất.
Sau bữa tiệc, Ratched - mụ y tá bắt
gặp Billy Bibbit ngủ với một cô gái điếm. Mụ ta đã chỉ thẳng vào điểm yếu ớt nhất
của Billy bằng những lời nói nặng nề hơn là sốc điện. Dường như tác giả cứ đẩy
mâu thuẫn lên cao mãi, càng đọc càng đau lòng, khi một con người cố sống mà
không được. Một chàng trai mới qua 20 trưởng thành hẳn về nhân cách còn ngây dại
đã hứng chịu mọi lời chỉ trích đến mức cậu đã chọn tự sát. Đây có thể xem như
là bước đường cùng của một kẻ bị ép đến chết nhưng đây đâu phải là cái chết đầu
tiên bởi việc sống như một kẻ không có ý niệm đã là một cái chết đau đớn lần thứ
nhất, còn cái chết thứ hai đau đớn dữ dội
Nhìn thấy Billy tự vẫn, Mac điên
cuồng lao vào bóp cổ Ratched, rồi bị đánh bất tỉnh. Hắn bị đem đi phẫu thuật giải
phẫu não, sống đời sống thực vật. Và Cheif Bromden - người kể chuyện đã lấy gối
làm ngạt Mac để giết hắn. Ông không muốn thân xác của Murphy chôn vùi ở đây, dù
một cơ thể chỉ cần hơi tàn nhưng Mac vẫn như một thực thể sống động là điểm tựa
tinh thần cho những người ở lại để họ mạnh mẽ đạp tung cánh cửa để cảm nhận hơi
thở của cuộc sống. Tư tưởng, ước mơ, tình yêu thương cao thượng của con người
chỉ bị vùi lấp chứ không bị xóa bỏ, chỉ cần 1 tia sáng le lói cũng có thể bứng
sáng. Đây là một cái kết có hậu, như thể là một khúc ca bi tráng về con người,
nó đặt ra những câu hỏi bức thiết về chính con người chúng ta.
Liệu chúng ta có đang sống như định
mệnh chúng ta từng nghĩ?...
Paulo Coleho từng viết:“Vận mệnh
chính là điều anh luôn luôn muốn đạt được. Khi còn trẻ ai cũng biết vận mệnh của
mình là gì. (...) Nhưng rồi theo thời gian, một sức mạnh thần bí sẽ thuyết phục
chúng ta rằng con đường đời như ta mơ ước sẽ không thể này thực hiện được đâu”.
Tuổi trẻ với trái tim phập phồng sức sống luôn mang trong mình nhiều ước mơ.
Nhưng sau đó trên những bước đi dài rộng của cuộc đời chúng ta quên mất mình là
ai, quên đi những khát khao trong trẻo tuổi trẻ. Nhiều lớp bụi của sự trưởng
thành đã biến chúng ta thành những kẻ cô độc, vì chúng ta mặc cảm những thất bại
của chính chúng ta. Vấp ngã là đứng dậy bước tiếp, nhưng khi chúng ta đứng dậy
chúng ta phải biết vị trí của mình ở đâu, chúng ta biết chúng ta vấp ngã vì
sao. Vì nếu chỉ đứng dậy sau vấp ngã chúng ta chỉ là con lật đật bị động mà
thôi
Liệu chúng ta có đang là chính
mình?...
Đã bao giờ chúng ta sợ đưa ra ý
kiến, đã bao giờ chúng ta sợ chúng ta lên tiếng vì cứ dai dẳng một suy nghĩ
mình sẽ bị khác biệt hay không? Liệu khi chúng ta nhìn thói hư tật xấu ở đời,
những thói lưu manh gian tà chúng ta có dám lên tiếng mà không sợ bị trả thù?
Thế giới chúng ta sống bên cạnh những sự phát triển của thời đại, cùng đi kèm
những căn bệnh như : sự im lặng. Liệu chúng ta có thử như McMurphy? Liệu có “điên”
như McMurphy phá vỡ quy luật để giải phóng. Chúng ta chưa cần là một nhà cầm
quyền giải phóng mọi người, trước hết chúng ta giải phóng chính mình.
Liệu chúng ta có đang đổ lỗi
cho cuộc sống?...
Chúng ta luôn viết thế giới của
chúng ta đang đầy chất độc khi cháy rừng, khi thờ ơ, khi mạng xã hội lôi kéo
con người vào 4 bức tường, khi tình yêu đang rẻ mạt bởi đồng tiền. Khi chúng ta
viết đồng tiền thống trị tất cả. Nhưng một câu hỏi đặt ra là chúng ta đã thực sự
lên tiếng chưa, chúng ta đã thay đổi chưa khi chính chúng ta cũng chỉ đang lấp
sau màn hình máy tính một cách rối rắm? Chúng ta liệu có dám như McMurphy, liệu
chúng ta có dám đạp tung cánh cửa để tự thay đổi.
Hay :)
Trả lờiXóa