[2023] 18/35 - HẮT XÌ
Hồi bé mình rất thích xem phim siêu nhân, phim dị nhân X-men ấy vậy lớn dần mình gần như tuyệt giao khỏi những thể loại này, không hiểu vì sao nữa. Ấy vậy, lướt đến cuốn Hắt xì – mình đã lại một lần nữa bước vào thế giới của sự tưởng tượng trước kia. Cuốn sách này nếu nói là một áng văn ngôn tình thì cũng không đúng, áng văn về siêu nhân thì cũng không đúng, áng văn chuyên về một cái gì thì càng không. Nó không đơn giản như vậy.
Trại trẻ mồ côi,
Mình vẫn nhớ câu thoại của Gul
gọi trại trẻ Tuy Vi là nơi chứa những rác thải không cần đến. Nơi này phân ra
hai, những đứa trẻ biết bố mẹ mình là ai nhưng bị bỏ rơi và những đứa trẻ chả
biết mình là ai; đại diện là Kiến Hán và Nghĩa Trí. Với Nghĩa Trí nơi này trong
mắt một đứa trẻ tò mò thế giới bên ngoài là cậu thì đó là nhà tù, nhưng mình
nhận ra một chút là có thể đó còn là nhà tù trong chính cậu nữa, vì chính nơi
này cậu đã chôn chặt một tình yêu trong tim – một tình yêu dành cho một người
con gái. Dù nơi này trước đây với cậu, cậu muốn thoát khỏi nó; nhưng cũng tại
chính nơi này cậu lại quay về để bảo vệ tình yêu của đời mình, thậm chí bảo vệ
những đứa trẻ khác – trong đó có cậu bé là bản sao của cậu. Trại trẻ là gốc rễ
tình yêu và cũng là nơi để cậu bảo vệ tình yêu của đời mình.
Trại trẻ mồ côi nơi dừng chân cho
những đứa trẻ chưa kịp có hoặc đã từng có vòng tay của cha mẹ, nơi này với mình
là một nơi rất đẹp, bình yên và trong trẻo. Nó là nơi bình yên nhất hơn cả so
với thành phố đầy rẫy những tội phạm và kẻ xấu. Nó không phải là nơi chứa đựng
những rác thải, nó là chốn dừng chân của những thiên thần. Như sau vườn có
những chú chó bị bỏ rơi, là nơi nghỉ ngơi của siêu anh hùng già. Và trong đầu
mình vẫn còn hiện ra khung cảnh bầu trời đêm đầy sao và những đứa trẻ trước
ngày chị Tâm Tâm rời đi vui vẻ và tươi cười. Trong trại trẻ mồ côi ấy, mình lại
thấy tâm hồn đứa trẻ thật thơ ngây và trong trẻo, khi mình gõ những dòng này
mình lại nhớ đến bác Vương bảo vệ chỉ để chờ người mẹ đến đón bác - và sợ rằng
nếu ra khỏi đây mẹ bác sẽ không tìm đến bác. Một niềm tin kiên định mà cũng
thật xót xa.
Người bình thường – tình yêu,
Với một người luôn tự ti với bản
thân mình thì mình luôn nghĩ mình là đứa chả có gì nổi trội và xung quanh mình
đều là những siêu nhân. Nghĩa Trí chỉ là cậu nhóc bình thường, nhưng tuổi thơ
cậu được hun đúc những gốc rễ tình cảm trong trẻo từ người chị Tâm Tâm. Và chỉ
vì một câu nói của Tâm Tâm khiến cậu bé vốn chỉ cuộc sống xoay quanh leo tường,
nhà máy cũ đã đi học quyền anh để trở thành một người dũng cảm.
Thực ra nếu cho mình của trước
kia năm 15 16 tuổi mình sẽ thấy hay dữ dội lắm, cảm xúc hẳn tuôn trào mạnh mẽ.
Ấy vậy khi đọc những trang viết Nghĩa Trí khi thi đấu cứ mải miết tìm kiếm một
bóng hình một cách ngốc nghếch mình lại thấy tâm trạng của mình bị dồn ép vậy.
Bởi mình tức, tức rằng thấy Nghĩa Trí giống mình của trước kia ngốc nghếch như
vậy. Cậu chẳng hề để ý rằng đối thủ đang dội lên người cậu một tấn đòn còn cậu
thì cứ mải miết tìm kiếm một bóng hình một cách ngoan cố. Nếu dùng suy nghĩ của
đứa ngoài 20 như mình thì có vẻ trong mắt mình, Nghĩa Trí giống như một cậu
trai trẻ trẻ tuổi bồng bột, nhưng có lẽ bồng bột như vậy mới đúng là tuổi trẻ,
dù có đau đớn đến mấy lần đi chăng nữa. Nắm đấm của cậu lúc ấy chỉ để chứng
minh cho người con gái của cậu thấy rằng cậu là một người dũng cảm, nhưng thật
lòng trong lòng mình nghĩ vinh quang trên võ đài – nó chỉ thể hiện sự dũng cảm
ở một vỏ bọc bên ngoài, cái nắm đấm ấy chỉ đẹp lúc đó và nhắc đến là một kỷ
niệm vui, mình sẽ dễ quên khoảnh khắc đó.
Không chỉ vậy, dù cậu trông có
thật dũng cảm và không lùi bước nhưng hình như những lần cậu ra sân, người con
gái của cậu đều không có mặt để chứng kiến. Nếu nói cuốn chuyện này là câu
chuyện tình cảm tay ba thì có vẻ những trang viết dài về nỗ lực của cậu bé
Nghĩa Trí dường như vô nghĩa. Bởi đó chẳng phải là chuyện đi giành giật, thách
đấu nhau, cũng chẳng phải cuộc chiến người này nói người nọ hay cố gắng một
cách lố lăng giành giật sự chú ý của một cô gái. Đây là câu chuyện về sự nỗ lực
của một người bình thường thành một người phi thường.
Cậu bé Nghĩa Trí thua đến hơn
chục trận không gục ngã nhưng có lẽ không chỉ gục ngã trên sàn đấu mà trái tim
của cậu cũng sắt đá không kém khi chưa buông bỏ được hình bóng ấy. Xuyên suốt
câu chuyện luôn là nỗ lực của cậu ấy để trở thành một người có nghĩa khí, nắm
đấm của cậu để vô địch nhưng đến thời điểm nào đó, cậu đã nhận ra rằng nắm đấm
mà cậu dày công tập luyện tốn bao mồ hôi, máu và nước mắt là để bảo vệ người
con gái của mình, rộng hơn là bảo vệ mái ấm trẻ mồ côi, bảo vệ hơn trăm đứa trẻ
khác. Và có lẽ rằng, cậu cũng đâu cần nhất thiết phải trở thành siêu anh hùng,
cậu đã trở thành người hùng trong mắt những người khác. Một người hùng không
phải được thể hiện qua danh xưng, qua nắm đấm uy lực của anh ta, mà được thể hiện
qua sự dũng cảm, sự cao cả của anh ta.
Câu chuyện này không chỉ nói về
tình yêu mà còn về nói về những người anh hùng. Thực ra đã có lúc mình tự hỏi
rằng, những tác phẩm mình biết không biết vài chục năm nữa ai sẽ còn nhớ đến
nhỉ, hay vài cuốn sách đã không còn xuất bản vậy ai sẽ nhớ ra chúng nhỉ. Rổi
mình tự hỏi những người anh hùng họ được tưởng nhớ ra sao. Trong câu chuyện
này, mình chú ý hơn cả là Người hùng tia chớp. Ông trước đây có sự kiêu hãnh
của chính mình, là người được nhắc đến trên nhiều cuốn tạp chí nhưng về sau dần
ông có vẻ bị lãng quên dần. Ông cảm thấy ngại ngần vì chẳng còn nhắc đến, sau
dần ông bàng quan thế sự và cho rằng rồi sau dần sẽ có những hiệp sĩ khác làm
thay chẳng cần đến người già như ông. Và thật buồn khi ông lại không nhúng tay
vào những tình thế nguy nan vì cho rằng mình đã già hết thời và lãng quên.
Nhưng ông lại là ước mơ, khát vọng của những đứa trẻ mồ côi như Kiến Hán, ông
lại là người mà Nghĩa Trí tin tưởng. Người hùng đúng là một danh xưng đẹp, được
nhắc đến trong những cuốn truyện tranh là một điều tự hào, được nhắc đến là một
vinh quang nhưng sẽ thật là một điều tồi tệ, khi người hùng lại chối bỏ trách
nhiệm khi đứng trước tình thế lưỡng nan, khi đứng trước những sinh linh bị đe
dọa. Người hùng tia chớp là động lực thơ bé của những đứa trẻ mồ côi thì sau
này chính chúng lại là nguồn động lực để ông nhận ra rằng một người hùng thực
thụ là gì.
Và mình nhận thấy rằng trong câu
chuyện để trở thành những người anh hùng, đánh đổi rất nhiều sự dày công khổ luyện
thậm chí cả tính mạng của những người khác, vậy nên danh xưng người hùng vừa vẻ
vang mà cũng vừa nặng nề. Không phải được trang bị thật nhiều vũ khí là có thể
trở thành người hùng, và người hùng đâu thể lúc nào có mặt đúng lúc, bởi cha mẹ
chị Tâm Tâm đã mất, lúc ấy người hùng cũng không đến kịp. Bản thân chị Tâm Tâm
tự bản thân mình phải là người hùng của chính mình, và dẫn dắt đàn em thơ. Qua
câu chuyện về một Nghĩa Trí kiên cường, mình nhận ra chính bản thân chúng ta
tồn tại đều có thể trở thành một người hùng, người hùng của chính mình và những
người khác. Nghĩa Trí chưa có sức mạnh của siêu nhân Siêu Thanh nhưng là người
hùng của riêng Tâm tâm, của các em nhỏ khác vinh quang và hào hùng. Tâm Tâm là
cô gái bình thường nhưng là người bênh vực các đứa em khác, Kiến Hán trở thành
một cảnh sát dũng cảm. Mỗi người trong câu chuyện theo cách nào đó bảo vệ người
khác theo cách riêng của họ.
Mình đã tự hỏi tại sao chỉ mình
Nghĩa Trí trở thành thiên thần. Tại sao con chó lại không, mình nhận ra nếu nó
rời khỏi cuộc đời này trở thành thiên thần thì những chú chó khác sẽ ra sao, và
bản thân Nghĩa Trí có lẽ sẽ rất buồn nếu người đã giúp nó trở thành tay đấm
quyền anh không gục ngã, chắn đạn cho nó lại mất đi. Người hùng tia chớp nếu
thành thiên thần, thì sẽ chẳng có cặp đôi Thiên Thần – Tia chớp và có khi ông
sẽ không thực sự hiểu sâu sắc hơn rằng bản thân ông chẳng hề bị lãng quên và
nhận ra trách nhiệm cũng như thiên chức của mình. Và mình cũng chợt hiểu à thì
ra nếu cuộc đời lúc nào cũng cái kết mình muốn có lẽ chẳng phải đời. Mình cảm tưởng
có lẽ cú đấm tình yêu huyền thoại ấy như một sứ mệnh cuối cùng của thiên thần
vậy.
Nhận xét
Đăng nhận xét