CON CHIM XANH BIẾC BAY VỀ
Đọc những lời than thở của mọi
người về việc nhận sách không chữ kí, mình lại càng cảm thấy bản thân mình may
mắn khi có sách có chữ kí của nhà văn mình theo đọc từ khi còn cấp hai, ngót
nghét từ con bé ngơ ngác 11 tuổi tích tiền ăn sáng, ăn trưa, tiền thi tuyển
tích tiền mua sách tiệm sách gần nhà đến đứa 20 tuổi học năm ba đại học là cả
quá trình dài. Mình biết nhiều người cũng như mình, ít nhất trong đời nghe qua
cái tên Nguyệt Nhật Ánh. Ai nói bác theo văn an toàn cũng được, bản thân mình
theo văn học mình cũng thích mới mẻ sáng tạo nhưng bác Nguyệt Nhật Ánh không chỉ
dừng lại ở hơi thở văn chương, mà là cái chất cái hồn của bác, sự quyến rũ ở
ngòi bút bình dị thân quen ấy. Bác rất biết cách khiến cho cuốn sách của mình
nhớ mãi, chỉ những sự vật quen thuộc ở mấy khu chợ, ở làng quê dài rộng thôi
cũng khiến mình thấy nhẹ nhàng. Những cuốn sách của bác đã là động lực mình cố
gắng thi giải cao khi là học sinh để có thể mua được nhiều hơn sách của bác, là
động lực rất nhiều để mình bỏ qua những khủng hoảng tuổi mới lớn để tìm một
không gian yên tĩnh. Nay 23 tháng chạp sắp tạm biệt một năm đầy đau buồn, nhưng
vẫn còn dịch giã ngoài kia, cuốn sách Con chim xanh biếc bay về là một hơi thở
nhẹ nhàng cho ngày Tết này.
Khi gấp lại cuốn sách này, nhan đề
Con chim xanh biếc đã gợi lại cho mình liên tưởng đến “Con chim xanh” (L’oiseau
bleu) là vở kịch nổi tiêng của Maurice Maeterlinck, vở kịch này chuyển thành
truyện kể cho thiếu nhi. Truyện cổ tích mà chúng ta đã đọc từ lâu về cuộc phiêu
lưu đi tìm con chim xanh của hai em bé con nhà tiều phu. Con chim xanh có thể
chữa bệnh, hai em đã trải qua các xứ sở thần tiên: Ánh sáng, Kí ức, Bóng đêm,
Tương lai, Khu nghĩa trang, Khu rừng lớn. Để nói xem truyện có sự liên quan
không có lẽ mình lại lạc đề quay lại viết về sách rồi quay lại nói xem nó liên
quan không vậy
Mở đầu câu chuyện là không khí nhộn
nhịp của Sài Gòn để nhấn mạnh cho sự nhộn nhịp ấy nhà văn chọn cái chợ mở đầu
cho trang viết của mình, chợ là hồn là vẻ đẹp bình dị của Việt Nam, gánh hàng
chợ là hình ảnh trong kí ức của tất cả chúng ta. Bác đã rất khéo léo khi sử dụng
hình ảnh chợ mở đầu này, mở đầu cho câu chuyện về những lối di ngã rẽ của con
người. Khuê là cô sinh viên mới ra trường, Khuê cũng sẽ giống bao bạn trẻ như
chúng ta. Với tấm bằng trên tay, ai cũng mong có công việc, lại thêm ai lên ĐH
phải xa nhà sẽ rất hiểu và có sự đồng cảm về với Khuê. Khuê tìm việc ở một quán
ăn nhỏ, cũng không liên quan đến nghề của Khuê lắm chăng? Chúng ta những người
trẻ với sức sống căng tràn đầy, hăm hở vùng vẫy với biển khơi lắm, nhiều dự định
ước mơ và hoài bão lắm. Tại quán ăn này Khuê gặp Sâm, một người lạnh lùng kĩ
tính có phần khắc khổ và đầy nguyên tắc, nguyên tắc đến mức Tết nhất bỏ qua sự
cả nể để không nhận quà từ những người ở chợ, nguyên tắc và nguyên tắc. Có lẽ ở
những người như vậy là do họ trải qua điều gì đó quá lớn nên với họ chỉ một sai
lầm cũng là một sự đáng xấu hổ. Sâm cũng ghét những người cẩu thả, thực ra quan
điểm này (văn chương) ta có thể thấy Văn sĩ Hộ trong Tác phẩm Đời thừa khi lên
án sự cẩu thả. Sự cẩu thả trong bất kỳ nghề nào cũng là điều đáng lên án. Như vậy
mình có thể thấy dù ra khá khá tác phẩm nhưng mình vẫn thấy sách của bác Ánh
ngày càng đổi về nội dung, không phải sự thay đổi ngoạn mục chạy theo thị hiếu
đám đông mà vẫn giữ những chất riêng của mình, chất về một miền quê mộc mạc, và
câu từ giản dị nhưng dễ đọc dễ hiểu. Sự thay đổi của bác là thận trọng, bình
tĩnh không hề nóng vội. Sâm lạnh lùng nhưng quan tâm người khác theo cách riêng
của mình mà không hề phô trương, lời quan tâm đâu nhất thiết phải thể hiện quá
nhiều qua lời nói. Khuê sau dần cũng mới tinh tế nhận ra sự quan tâm thầm lặng
của Sâm qua hành động, theo cách nào đó có những lúc con người chúng ta cũng đầy
cảm tính, muốn quan tâm bộc lộ rõ, nhiều lúc chúng ta nói nhiều hơn là làm…
Việc lấy chồng lấy vợ đã được đan
cài vào đây như một lẽ tự nhiên ở lứa tuổi của Khuê, giữa hai quan điêm cứ đến
với nhau rồi yêu dần hay tìm hiểu rồi mới đến với nhau không quá mâu thuẫn đẩy
lên cao ở đây. Nhịp sống tưởng chừng bình thường như con đường vốn thẳng lại bắt
đầu có những ngã rẽ khi con tim rung động, khi tình yêu mon men tới gần. Sẽ thật
bình thường khi mưa dầm thấm lâu, khi Khuê và Sâm làm việc cùng nhau, chia sẻ
quan điểm, cùng nhau rong ruổi tìm những mối làm ăn lại có sự chen ngang (có vẻ
vậy) của Tịnh – người cùng trọ dẫn đến những hiểu lầm xoay vần trong đầu Khuê.
Như mọi cô gái đang yêu, dữ dội và dịu êm, ồn ào và lặng lẽ. Tình yêu của người
con gái đầy những dư vị, thấm dần đậm dần qua thời gian nhanh lúc nào không biết.
Ai cũng tự vẽ cho mình những vọng tưởng, tưởng tượng và suy diễn, người ở đây
mà lời chưa thể cất ra cho rõ. Nếu sự việc cứ thẳng tắp, nếu lời có thể nói đã
không có những hiểu lầm. Nhưng không để những độc giả phải chờ, hồi hộp quá lâu
và chùng lòng khi đang bắt đầu rẽ hướng Sâm có phải người đàn ông tồi khi vô
tình reo giắc những hi vọng và ảo tưởng không? Thì sang phần mới truyện được
chuyển sang điểm nhìn của Sâm. Có thể thấy truyện có nhuần nhuyễn trong các điểm
nhìn nhân vật cho chúng ta sự khách quan hơn, tuy nhiên mình vô cùng thích hơn
không chỉ dừng lại ở sự khách quan mà là sự chuyển biến trong cách kể, nên mình
lại vô cùng tự tin rằng những trang sách của bác có sự thay đổi, một sự thay đổi
nhẹ nhàng, khuất lấp chứ không hề quá cũ hay theo lối mòn chỉ riêng cho trẻ em.
Qua điểm nhìn của Sâm lại là
trang giấy về kí ức buồn của một đứa trẻ hồi nhỏ cô lập, lại bị sự hiểu nhầm trớ
trêu một phút nào đó để rồi chứng kiến sự ra đi của một người ngày ngày vỗ về
mình, chỉ vì sự hiểu lầm vô cơ…Bác không viết quá sâu về giọt nước mắt của mẹ
Sâm nhưng ta biết đấy là bi kịch lớn của một người không hiểu nguyên nhân do
đâu lại bị nghi ngờ sự thủy chung tảo tần của mình. Sự tráo đổi, sự ngạo nghễ của
Quyền cũng không đánh trách quá lớn, sự nghi ngờ của người lớn dẫn đến những vết
dao đâm vào lòng đứa trẻ. Sự hối hận của một người bà khắc khổ, sự bất lực của
người cha đang mù mờ không biết bảo vệ người mình yêu như thế nào. Nếu đoạn
trích về Khuê là một cung bậc yêu đầy dư vị, hiểu lầm cũng có nhưng thế mới là
yêu với những khủng hoảng của tuổi trẻ thì đến với đoạn trích về Sâm là sự đan
xen quá khứ và hiện tại, mình tự hỏi với vẻ mặt lạnh lùng kia đã chôn giấu đè nặng
sự nặng nề của quá khứ ấy ra sao. Nhưng mình cũng thấy ở Sâm là sự mạnh mẽ,
chính tình yêu vô bờ của cha của mẹ đã ôm ấp vỗ về để anh có thể mạnh mẽ và tiếp
tục. Nếu mình tiếp tục miên man mãi có khi sẽ thành kể mất chuyện ra mất nên chỉ
điểm lại những gì mình thích nhất:
-
Đối lập với Sâm là Quyền – một kẻ hung hăng và
ngổ ngáo, điểm này bác Ánh cũng không viết quá trình gì để mà một người từ hung
hăng đến một người tu chí tình cảm. Nhưng ngẫm lại có lẽ chả cần thiết bởi sống
trong nhung lụa, nhưng ông bà Mười Thái vẫn đầy tình cảm, ông Bảy vẫn cần mẫn
dõi theo. Vậy chính sự vị tha đầy tình yêu đã cảm hóa sự thô lỗ thành sự tinh tế.
Quyền cũng có cách bày tỏ tình cảm của mình theo lối riêng của nó. Như vậy quá
trình của trẻ thơ trưởng thành rất quan trọng ở môi trường là ở dây
-
Sai lầm nào cũng dẫn đến những hậu quả lớn cả,
mình biết con người sẽ luôn có những sai lầm lúc này lúc kia vì ai chả biết
chúng ta không ai hoàn hảo cả nhưng nên hạn chế tối thiểu nhất về cái sai của
mình vì sai mà chết người thì không cứu vãn được cả. Những người như bác sĩ sẽ
là người vất vả nhất để hạn chế những cái sai
-
Có lỗi và được tha thứ là một điều tốt lành nhất
chúng ta được hưởng, nhưng theo cái chết của một người thì chúng ta có than
khóc người đó cũng chẳng sống lại được để nghe hết. Bà nội của Sẹo đã sai lầm
nhưng bà cũng đã hối hận, người bố Sẹo cũng không trách cứ nên mình nghĩ đó là
sự tha thứ rồi
-
Truyện cũng nhắc đến nhân vật là Lương, một người
luôn vui vẻ. Thơ ca chính là chốn giãi bày của cô giấu những khuất lấp trong
lòng. Đôi khi người hay vui vẻ quá là người có nhiều tâm sự. Chuyện hoài bão của người yêu áo pull xanh của Lương không biết bác Ánh có viết quyển nữa hay
không nhưng mình thấy rằng nhân vật không tên này cũng như chính chúng ta thôi lạc
lối sau giảng đường ĐH xong sẽ là nỗi lo cơm áo gạo tiền, lo lắng về tương lai.
Cái kết như nào đi nữa thì cũng tạm êm đẹp khi Lương dù nói anh nghèo rớt nhưng
vẫn chọn lấy thay vì chạy theo ngay một áo pull đỏ giàu có hơn. Ở một góc nhỏ
nào thế giới chúng ta vẫn có người nắm tay nhau và cùng nhau đối mặt những
thách thức sắp tới
-
Bao trùm cả truyện là không khí đầy thơ mộng đầy
chất thơ về những miền quê, về Sài Gòn. Bác không nói nhiều như ở Mắt Biếc về
cánh đồng dài bất tận nhưng theo những gì mình đọc, quê hương máu thịt vẫn là
nguồn cảm hứng bất tận trong suối nguồn cảm xúc của bác. Cũng viết về tình yêu
(cũng mới mới) nhưng vẫn giữ được chất riêng của mình
Quay lại Con chim xanh ban đầu,
trong truyện con chim xanh chẳng biết ở đâu chỉ biết phảng phất qua câu thơ của
Lương. Trong truyện cổ tình con chim xanh chính là con chim gần nhà, như vậy
qua truyện mình thấy con chim xanh hạnh phúc chính là ở trong chính bản thân mỗi
chúng ta, ở ngay gần chúng ta. Số phận kì lạ đưa ta đến với nhau, kéo theo những
bất ngờ, có niềm vui và cũng có nước mắt nhưng dù thế nào cũng cần mạnh mẽ cả.
-
Ở xứ xở Ký ức: ta có thể nhớ tới ký ức đầy biến
động của Sẹo, nó qua đi nhưng theo cách nào đó nó vẫn theo anh xuất hiện trong
anh. Những người đã qua vẫn còn sống mãi chừng nào chúng ta còn nhớ
-
Ở xứ sở Bóng đêm: Về sự hi sinh hạnh phúc, Sâm
chọn ở với người đã nuôi dưỡng anh thay vì chọn ở nơi giàu có, cha anh chọn hi
sinh chọn nhẫn nhịn giữ gìn hạnh phúc giữ lửa của gia đình. Sự chịu khó vị tha
của những người xung quanh có thể cảm hóa một người như Quyền
-
Ở tương lai: Chúng ta có thể hi vọng sự tốt đẹp
sẽ đến, (nhất là khi đang có bệnh dịch này, đọc cuốn sách nhẹ nhàng này là một
điều hay
Có thể nói tóm gọn, thì mình
không hề hối hận mua sách và cũng không thấy tốn thời gian khi đến giờ vẫn say
mê những trang truyện của bác Ánh. Đọng lại trong mình vẫn là một nhà văn hiền
hậu bằng tình yêu ứ đầy, bằng cảm hứng văn chương dồi dào vẫn dắt tay thế hệ
mai sau nữa chìm đắm trong thế giới thơ ấu, trên chuyến tàu yêu thương này.
Diệu Anh,
Contact via:
Instagram: @annriverbookdiary
Facebook: Annriver Blog
Nhận xét
Đăng nhận xét