Còn chút gì để nhớ
Còn chút gì để nhớ
.
Nếu nói về cốt truyện, thì nó rất đơn giản thậm chí mình có thể thấy nó quen thuộc nhưng thật đặc biệt khi nó đặt trong bối cảnh chiến tranh, lại có hai luồng khác nhau. Mình xin phép không dám nói về chính trị, nhưng tự dưng mình lại nhớ đến Chiếc thuyền ngoài xa với người chồng từng đi lính Ngụy, rồi gia đình nheo nhóc bám biển. Suy nghĩ đó lại chạy thoáng qua mình khi mình đọc cuốn này, nó đem theo sự day dứt về một tình yêu. Có thể có nhiều bạn sẽ như Trâm, sẽ dũng cảm vượt qua sẽ trách cứ Quỳnh là người hèn nhát, yêu chưa đủ sâu hay như thế nào đó. Mình đã từng nghĩ như vậy khi mình đọc nó hồi 15 16, cái hồi mà luôn nồng nhiệt ấy. Tuy vậy mặc dù bây giờ mình vẫn thích một cá tính của Trâm nhưng mình chỉ thấy không trách cứ nhân vật Quỳnh. Bởi mỗi người một tính cách, đứng trước ngưỡng cửa tương lai phải chọn giữa bản thân và tình yêu – luôn là lựa chọn khó khăn. Mình đã từng không ngần ngại nói với người cũ của mình – mình chọn tương lai, sự nghiệp. Nghe ích kỉ nhưng mình đã chọn như vậy, vì nếu có chọn tình yêu, để mặc tương lai mờ mịt, không biết đi về đâu có thể sẽ chồng chất thêm bi kịch, mà bản thân mình lại muốn an toàn một chút. Đến bản thân mình còn chọn vậy nên mình cũng không trách cứ nhân vật Quỳnh. Trong đầu mình sẽ chỉ đọng lại hình ảnh khi hồi vẫn còn trong sáng ngây thơ, còn yêu.
Còn chút gì để nhớ - ở đây có tình
yêu, có tình cảm gia đình, tình bạn giữa một thời thế nhiều đổi thay. Điều còn
nhớ trong chúng ta đẹp hay xấu, trắng hay đen có lẽ do chính chúng ta nghĩ –
theo cách nghĩ mà thôi. Mình không biết ai đọc cuốn này sẽ có cảm nhận gì nhưng
với mình – đọc với lứa tuổi hơn 20 mình thấy sống hết mình, yêu hết mình đã, trọn
vẹn đã thì mới có chút gì để nhớ.
Nhận xét
Đăng nhận xét