TRUYỆN CỔ PERRAULT – CÔ BÉ KHĂN CHOÀNG ĐỎ [MAYBE SPOIL]

Dạo gần đây mình quyết định đi tìm câu trả lời rốt cục những câu chuyện được biên soạn trong mấy cuốn chuyện kể bé nghe của mình rốt cục đến từ đâu, có phải những tác phẩm nổi tiếng hay không. Thật bất ngờ hóa ra câu chuyện chú chó trung thành lại là tác phẩm nổi tiếng, thật bất ngờ khi đến giờ mới biết câu chuyện hoàng tử và chim én ấy lại là chuyện của Oscar Wilde, hay mấy câu chuyện như Đôi giày đỏ hóa ra lại được nhào nặn bởi ngòi bút kinh điển Andersen. Hay câu chuyện chú mèo đi hia ấy lại là chuyện kể Perrault. Và mình thấy rất vui bởi hóa ra tuổi thơ mình đã được đẫm mình trong rất nhiều tác phẩm nổi tiếng.

Tập sách truyện cổ này của Nhã Nam có 5 câu chuyện, kì lạ là hồi ấu thơ sống trong căn nhà nhỏ chật hẹp, khi mẹ mình dù làm việc rất vất vả vẫn cố gắng mua 1 2 cuốn sách; hay hồi còn sung túc mẹ mình phải đi nước ngoài thường dắt mình đi mua truyện. Hay bố mình đi làm xa mình ở quê, hai chị em đều hóng chờ bố về cuối tuần. Em trai mình từng chờ đến cuối tuần để bố đọc truyện. Và từng lớp lớp kỉ niệm đó đã mang đến cho mình rất nhiều câu chuyện cổ tích. Và trong kho tàng được vun đắp đầy tình yêu ấy của bố mẹ mình, thật vui khi cả 5 câu chuyện mình đã từng nghe qua.

Cô bé khăn choàng đỏ, phiên bản mình biết thêm đoạn bác thợ săn đến và giải cứu hai bà cháu. Còn phiên bản này chỉ đến đoạn ăn thịt, là hết. Dưới góc độ trẻ thơ của mình, khi ấy chỉ biết rằng sói là loài động vật độc ác và gian xảo. Mình chỉ dừng lại ở đấy. Còn hiện tại, với đầu óc của một con người có tí tuổi, lại làm một công việc liên quan rất nhiều dữ liệu khách hàng. Mình thấy rằng đôi khi sự ngây thơ, trong sáng có thể là cái cớ cho cái ác nảy sinh. Và điều cần biết rằng, bất cứ thông tin nào mình cần chia sẻ; mình cũng không vội nghĩ cô bé ngây thơ chưa được dạy. Bởi chính mình, ở cái tuổi ngoài 20, cũng đã từng bị quay quắt trong việc bị lừa dối vì đã để niềm tin vào sai chỗ. Chính mình – một người lớn cũng có sai lầm, và dẫn đến những hệ quả không thể cứu vãn, ảnh hưởng đến người khác. Vì thế cũng không thể đánh giá được câu chuyện là do cô bé ngốc nghếch hay khôn ngoan; bởi cô bé cũng quá nhỏ để đi vào một khu rừng già. Câu chuyện không có cái kết có hậu như chuyện vẫn được kể, với mình cũng không có vấn đề gì cả, bởi cuộc sống không phải lúc nào cũng sẽ có người đến dọn bãi chiến trường do chính chúng ta tạo ra. Việc chúng ta làm có thể gây nguy hiểm đến tính mạng, là hệ quả mà ta phải chịu trách nhiệm.

Nàng lọ lem hay là chuyện về đôi giày da sóc, có rất nhiều phiên bản của câu chuyện này. Có phiên bản đi dự tận 3 vũ hội, có phiên bản chị em gái chém gọn chân cho vào giày. Lúc còn bé mình tò mò các phiên bản, còn bây giờ mình lại nghĩ khác. Một là, mình nghĩ rằng chính bản thân mình là bà tiên của chính mình, khi tự tạo những phép màu cho mình. Hai là, quần áo xiêm ý váy vóc ấy được biến từ những gì cũ kĩ xoàng xĩnh nhất nên có thế nào thì chúng vẫn quay về ban đầu vì chúng vốn như vậy. Tuy vậy những gì lộng lẫy đó là con đường khiến ta tự tin để tạo cơ hội cho chính mình.

Con mèo thầy hay là chuyện mèo đi ghệt, tương tự mình cũng nghe nhiều phiên bản này. Chú mèo tinh ranh đầu tiên đã cứu mạng chính nó, và nó đã cứu chủ nhân nó. Mình nghĩ rằng nếu vào bản thân mình, mình cũng sẽ suy nghĩ nếu trước mặt mình là một chàng trai không sự nghiệp, không có gì trong tay và nhút nhát không muốn cố gắng. Mình cũng từng tranh cãi về vấn đề này nên mình không có ý kiến gì khi đức vua nhìn vào gia sản, công chúa thêm cả ngoại hình. Mình nghĩ rằng sự tươm tất gọn gàng, ngoại hình tốt cũng là một lợi thế. Chú mèo bằng trí thông minh của mình đã tạo cho chủ nhân cơ hội, còn con quỷ vì sự hiếu thắng trả giá luôn bằng mạng sống.

Da lừa và Riquet có bờm, mình đã từng được đọc về 2 câu chuyện này và cũng may là câu chuyện mình từng nghe không bị cắt xén gì. Hai câu chuyện này bạn bè mình hầu như chưa có ai đọc qua, nên mình sẽ chậm lại và không ghi quá nhiều. Tuy nhiên chuyện Riquet có bờm mình đã nghĩ, trí tuệ và ngoại hình nên được nhìn nhận đi đôi với nhau, sẽ đẹp hơn khi con người bù đắp những khiếm khuyết cho nhau, và dành sự cảm thông, giúp đỡ. Khi công chúa được bù đắp lại trí tuệ bằng tình yêu, và chàng trai có cơ hội tiến đến tình yêu khi được bù đắp lại ngoại hình. Đoạn công chúa lưỡng lự khi đến với chàng hoàng tử xấu xí làm mình suy nghĩ bởi trong cái câu chuyện gọi là cổ tích – con người ta mặc định thế giới cổ tích là nhiều màu hồng đã có đoạn gắn với đời. Câu chuyện cổ tích vốn do chính trí tưởng tượng con người bù đắp lên, nên những câu chuyện vốn dĩ bước ra từ chính cuộc sống của chúng ta. Lưỡng lự vì sự xấu xí của chàng trai – mình thấy khá thật. Quên đi chàng trai đã dùng cả niềm tin cho mình – cũng thấy thật. Bởi chính chúng ta cũng đã đôi lúc như thế. Hay câu chuyện da lừa, có ai dám dũng cảm bước ra khỏi cung điện nguy nga làm công việc nặng nhọc vì không muốn hai chữ nghe lời cha mà nhúng sâu vào vũng bùn tội lỗi?

Nhiều lúc ta đã mặc định thế giới cổ tích là màu hồng nhưng rõ ràng nó bước ra từ cuộc đời chính chúng ta mà thôi, lúc bé mình thấy màu hồng. Nhưng lớn dần lên mình mong muốn được nhìn nhận rằng câu chuyện cổ tích có hậu hay không có sự liên kết chặt chẽ với cuộc sống chính chúng ta chứ không phải điều gì quá xa xôi. Kiểu như vậy, mình nghĩ rằng đây là tập sách khá hay và nên được biết nhiều hơn.. VÀ mình nghĩ rằng những câu chuyện cổ tích dù thế nào vẫn mãi là thế giới đầy màu sắc mà cũng đầy bí ẩn với tất cả mọi người kể cả người lớn. 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[2023] 18/35 - HẮT XÌ

[2023] 12/35 - THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI - TẢN MẠN

[2023] 8/35 - ĐẢO MỘNG MƠ