[2023] 13+14 – CHÚ RÙA ALFIE & NGÓN TAY THẦN KỲ
Ngón tay thần kỳ, một câu chuyện đính kèm nhưng
hình vẽ rất dễ thương về một cô bé có ngón tay thần kỳ. Câu chuyện gần gũi và mình
yêu thích bởi ngày hồi bé mình cũng đã từng mong muốn trở thành một cô tiên
xinh đẹp, có đũa thần có đôi bàn tay diệu kỳ. Mình đã từng ngắm đôi bàn tay mình
và thầm mong nó có thể hóa phép theo ý muốn, Roald cũng không viết nhân vật chính
trong câu chuyện từ đâu có phép thuật, hay tên gì, phép thuật xuất phát từ đâu.
Gấp sách lại, đó vẫn là những ẩn sổ và để lại trong mình những liên tưởng. Mình
nghĩ ra vô số những lời giải thích cho phép màu đó hoặc có khi mình đang đọc mình
cũng tự hỏi liệu có phải cái kết là thế này không và nóng lòng muốn lật sang
trang tiếp theo. Câu chuyện ngón tay thần kỳ, thực ra câu chuyện chủ yếu lại là
xoay quanh một gia đình ham săn bắn, lại ham săn bắn những con vật hiền lành và
khiến cho cô bé có ngón tay thần kỳ tức giận. Thực ra ngón tay chỉ dừng lại ở đây,
còn việc giải quyết thì nó nằm ở lời hứa của gia đình đó. Họ đã có một đêm để trải
nghiệm chính cuộc sống của loài chim, họ có thể đã biết được rằng chính họ đã giết
đi những đứa con của những con chim đó. Khi mình đọc đoạn loài chim đó kêu lên
rằng gia đình kia giết đi những đứa con của họ thì chính những con chim làm cha
làm mẹ cũng có quyền làm hại đến những đứa con của gia đình này, mình cũng suy
nghĩ hồi lâu. Câu chuyện của Roald không phải hô khẩu hiệu về nạn săn bắn, cũng
chẳng phải câu chuyện lâm li bi đát về nguồn gốc ngón tay thần kỳ, cũng không để
cho hình phạt quá sức kinh sợ, nó đơn thuần giống thước phim ngắn với trẻ thơ
thì đó là một thế giới phong phú đầy trí tưởng tượng, dưới con mắt của người lớn
thì nhìn nhận về giáo dục, tình huống truyện.
Chú rùa Alfie, câu chuyện của người kể chuyện
số một thu mình lại trong không gian một tòa nhà cao tầng với ông Hoppy và bà
Silver. Ông Hoppy yêu bà Silver thì bà Silver yêu biết bao nhiêu con rùa của mình,
cầu nối cho câu chuyện tình yêu là chú rùa Alfie. Nhưng thật khó cho một người
lớn như mình khi đọc khi cứ thắc mắc mãi bà Alfie liệu khi biết chú rùa bà hằng
yêu thích bị tráo đổi thì bà sẽ thấy sao, mình còn trộm nghĩ ra vô số câu chuyện
với các kết cục khác cho câu chuyện này. Nhiều khi một câu chuyện có thể từ đó ra
rất nhiều ngã rẽ khác nhau, có khi ông Hoppy nghĩ rằng bà Silver không biết nhưng
biết đâu được đấy, nhỡ đâu chính bà là người ở sau biết câu chuyện ông Hoppy
mua con rùa thì sao. Quả là người lớn phức tạp, sẽ nghĩ phức tạp vấn đề còn mình
cố gắng tự hỏi nếu là mình của tuổi lên 5 lên 6 sẽ nghĩ gì, mình chỉ nhớ ngày
xưa thế giới của mình đơn giản lắm mình chỉ cần biết hai nhân vật về với nhau là
được, như câu chuyện nàng tiên kế mình chỉ tưởng tượng nàng không chết chỉ đơn
giản là thiên thần. Còn về sau này mình mới bắt đầu đào bới xem thế nào, nhưng
mình thấy vui vẻ vì mình thấy khi đọc cuốn sách nếu mình chẳng đặt câu hỏi, không
suy ngẫm, lười suy nghĩ và cảm nhận thì có lẽ mình chưa thực sự gọi là đọc rồi.
Mình khi chọn sách thường rất ít khi suy nghĩ quá nhiều, bởi
mình mong muốn đọc, biết và viết về những cuốn sách nhiều người chưa biết đến
hoặc thử thách mình những cuốn sách còn ít review. Dĩ nhiên những câu chuyện của
Roald Dahl không phải ít người đọc, mình đã mua nó mà chẳng cần suy nghĩ chỉ đơn
giản mình thích, thích ngay từ khoảnh khắc xem phim Charlie và nhà máy socola, chỉ
cần có đủ điều kiện mình sẽ không ngại ngần mà mua cho bằng hết. Khi mình đọc
hai tập sách này mình lại thêm khẳng định lựa chọn của mình là đúng.
Nhận xét
Đăng nhận xét