KHU VƯỜN MÙA HẠ



Năm 16 tuổi bằng số tiền ăn trưa mà nhịn bớt, mình đã tậu lần lượt những cuốn sách về mùa của nhà văn này. Lúc ấy trong mình sống mơ hồ, ngày ngày qua ngày lang thang trên đường vô định, mình cũng chẳng biết mình thích gì, mình cũng chẳng biết mình có đang phù hợp với môn Văn hay không. Liệu việc mình cố thêm một lần thi tuyển nữa là sự cố gắng vớ vẩn không. Bạn bè người thì du học, người thì có dự án, câu lạc bộ. Mình thì sao, nhạt nhẽo luôn đăm chiêu với những suy nghĩ trong đầu. Chỉ cần một chiếc lá rơi, một câu chuyện đủ cho mình suy nghĩ giết thời gian. Lúc ấy mình thấy nhịp sống của mình thật chậm. Một suy nghĩ vụt qua đầu mình rằng: cứ như vậy, liệu mình có mòn dần mòn dần rồi vụt biến như bọt biển, hay tan trong gió hay không. 


Tuy vậy, nghĩ tiêu cực như vậy đấy nhưng mình bỏ qua, mình nghĩ rằng sẽ chẳng sao đâu. Thế rồi chả mấy chốc những suy nghĩ lại đầy dần đầy dần và bùm..

Vỡ vụn và mình trở thành tiêu cực như thế. Nếu ai theo dõi lâu lâu bài viết thì thoảng mình viết rất lộn xộn. Cái chết? Câu hỏi ai cũng hỏi chết là như thế nào. Người ta sợ bởi vì người ta không biết là gì, nếu nó có hình thù màu sắc, trong từ điển, hay bày đâu đấy có khi người ta biết người ta không sợ. Nhưng cái chết đâu có được định nghĩa như vậy. Cái chết cứ từ trong suy nghĩ của từng người lại mang màu sắc khác nhau. Như mình, cái chết là hết, là chẳng còn gì hết, là ta biến mất khỏi cuộc đời, và sống trong kí ức của người khác.


Mùa hè năm ấy nếu không có sự tò mò của Wakabe, cũng không có đám tang của bà Yamashita sẽ không có sự tò mò gợi lên trong đầu ba đứa trẻ mới lớn. Suy nghĩ về cái chết không phải là điều tiêu cực, khi bạn đọc cuốn sách này. Chúng tò mò, và muốn biết vậy thôi. Vì ai rồi cũng trải qua đến giai đoạn đó mà. Và rồi chính sự tò mò đó đưa chúng đến cuộc gặp với ông cụ già cô đơn, thu mình lại trong căn nhà ẩm mốc, mùi rác, mùi cơm hộp và những bộ quần áo nhàu nhĩ. 


Sau dần, từ sự tò mò muốn xem xác chết trong bộ dạng thế nào, lại là lúc gắn kết chặt hơn về tình bạn, chúng làm việc cùng nhau và trong lúc làm việc ấy, chúng khám phá về chính bản thân chúng, làm những việc có ích để khám phá chính những gì chúng đang tò mò. Mùa hè của tuổi mới lớn ấy trôi qua với những khóm hoa, Sơn nhà, nghe những câu chuyện của ông cụ, lắng nghe nhau bên cạnh những chồng sách vở học thêm đè nặng bởi tương lai chuyển cấp, tương lai mỗi đứa sẽ có những ngả đường khác nhau. Nhưng tựu chung lại vẫn còn những kỉ niệm, hình ảnh xưa cũ


Mở đầu là căn nhà u ám, về sau lại căn nhà nhiều ánh sáng rồi từ đó chỉ là đống gạch vụn nhưng ít ai biết được, à không chỉ ba bọn chúng biết chúng đã có năm tháng tươi sáng thế nào. Ánh sáng luôn hiện hữu quanh ta những màu sắc nó lại ẩn đi. Trong thế giới này, có vô vàn thứ ẩn nấp mà ta không thấy, và có những thứ chỉ đi con đường dài mới thấy. Chỉ con đường dài, khi có trải nghiệm, kinh nghiệm và sự suy tư nhất định ta mới hiểu được. Thực ra với mình, mình đã từng bỏ lỡ rất nhiều nhưng về sau mình cứ đi từ từ, không nhanh cũng chẳng quá chậm, vừa đi lại vừa ghi lại. Học cách ghi nhớ thật lâu để ghi ra thật nhiều, và lấy nó làm kinh nghiệm. Sống đâu chỉ là thở, sống còn làm nhiều những việc khác, tại sao mình lại chung chung như thế bởi mỗi người sống sẽ có những công việc khác nhau. Và có ai đã có một công việc để làm đến mức nếu làm xong chết đi mãn nguyện không. Mình vẫn chưa có câu trả lời…


Không chỉ có khám phá về cái mà người ta hay tránh né - cái chết, mà còn khám phá về chiến tranh dù chỉ một góc nhỏ. Chiến tranh khiến cho mọi vật đảo lộn, khiến một người phải sống trong dằn vặt một thời gian quá dài, rồi về những kí ức. Kí ức hoà vào sông suối, hoà vào đất lành hoa cỏ, rồi theo cách nào đó len lỏi vào những người sau này, để rồi có lúc ta thấy quen quen…? Trong sách đã có lời văn như thế, nếu theo chuyên ngành ra thì nó là một từ gì phức tạp, nhưng lời văn trong trẻo của cuốn sách định nghĩa như vậy cũng dễ thương, dễ hiểu. 



Ông già đã đem đến luồng gió cho ba đứa, hay ba đứa trẻ đem đến không khí, sinh khí mới cho căn nhà và cả ông cụ, mình cũng không trả lời câu hỏi này được. Bởi so sánh trong tình yêu trong trẻo này thật quá khó tính. Cũng như Mùa thu của cây dương, mình cũng muốn viết thật nhiều nhưng bản nhạc bằng ngôn từ này, có lẽ để từng người đọc tiếp tục khám phá, chỉ biết cuốn sách thật hợp trong những ngày không vướng bận

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[2023] 18/35 - HẮT XÌ

[2023] 12/35 - THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI - TẢN MẠN

[2023] 8/35 - ĐẢO MỘNG MƠ