[2024] 2/35 - QUÁI VẬT BĂNG
Đầu tiên là cốt truyện, chả cuốn nào giống cốt truyện cuốn nào
hết, đó là ấn tượng của mình. Một câu chuyện dựa trên những gì đời thường, nhưng
thành những câu chuyện phi thường với trí tưởng tượng vô biên là điều không phải
ai cũng làm được. Ai chả biết là đi bảo tàng, ai chả biết là thời tiền sử có
con voi ma mút nhưng để những điều đó gần gũi, thành một chuyến phiêu lưu đê mê
thì đó là chuyện khác. Cốt truyện có lẽ sẽ rất gần với những ai đam mê những bộ
phim hoạt hình của Disney, Pixar… nhân vật là cô bé mồ côi lớn lên trong trại mồ
côi – những đứa trẻ không ai cần với chủ trại là một bà già độc ác; sau đó rong
ruổi trên con phố London, chính cô bé – một đứa trẻ có lẽ trong mắt những người
hào hoa là một con bé vô gia cư đầu trộm đuôi cướp nhưng chính cô bé đã tạo nên
những câu chuyện không tưởng với con voi Ma mút. Câu chuyện lấy bối cảnh thế kỉ
18 19 của nước Anh, tính ra đọc Oliver Twist xong đọc cuốn sách này như có sự tương
đồng. Nhưng cũng là bối cảnh nơi có những trại tế bần nhưng thực chất là ngược đãi
trẻ em, cũng là nơi có những đứa trẻ ăn cắp thành băng đảng hay những đứa trẻ vô
gia cư lang thang nhưng David không đi sâu vào mặt hiện thực, mà hướng đến khía
cạnh vui tươi và dí dỏm khác. Và dĩ nhiên điều mình thích ở cốt truyện thì sẽ
thích luôn ở điểm lối kế chuyện, những câu chuyện hài hước nhưng không hề xáo rỗng,
ở đó sẽ có những bài học nào đó được nhuần nhuyễn bao hàm trong câu chuyện của
David Walliams, đó là lí do vì sao mình chẳng bao giờ ngần ngại mua những cuốn
sách này. Bởi đáp ứng về mặt giải trí, thẩm mỹ và nhận thức trong một cuốn sách
có một cái cốt truyện phiêu lưu kì thú như thế không phải điều dễ.
Nói là chẳng có cuốn nào giống cuốn nào thực ra chỉ là một
phần, bởi những cuốn sách mình đọc của nhà văn có rất nhiều điểm chung, đó là hình
ảnh những người lính già, những nơi như bệnh viện cho người già, trẻ em là những
hình ảnh trở đi trở lại trong những câu chuyện của nhà văn. Tưởng chừng những
người lính già – những người lính bước ra từ trận chiến lịch sử đã bị thời đại
bỏ quên, nhưng trong câu chuyện này họ rất anh dũng. Trong câu chuyện này, anh
hùng muôn màu muôn vẻ và muôn dạng, anh hùng có thể từ cô lao công gàn dở trong
mắt người khác, anh hùng từ một người lính cả đời chỉ một huy chương, hoặc anh
hùng đến từ những người lính già nhưng mang trong mình sự trung thành anh dũng
của một người lính, anh hùng từ một cô bé và xuất phát của một anh hùng là một người
có trái tim, có tình yêu. Chính tình yêu và sự đồng cảm chắp cánh cho chuyến phiêu
lưu đặc biệt ấy.
Nếu như đọc Oliver Twist sẽ là một chuyến phiêu lưu tranh đấu
giữa cái thiện – cái ác, một màu sắc hiện thực bàng bạc trong câu chuyện được
viết một cách sắc sảo, những đường phố tệ nạn, thì cũng một không gian có trại
trẻ mồ côi có băng cướp, thì quyển của sách của David lại khá gần gũi, hài hước.
So sánh hai cuốn sách là khập khiễng nhưng mình muốn nói ở đây là, cùng một chủ
đề cùng một lớp nền hiện thực như vậy qua ngòi bút biến hóa của nhà văn những câu
chuyện sống động và hấp dẫn người đọc đến vậy, mở ra một khía cạnh khác để người
đọc khám phá.
Có thể nói, mình chưa bao giờ thất vọng khi cầm trên tay cuốn
sách của David Walliams, đừng chuẩn bị cái kết nào hết nếu chỉ đọc bìa sau, cũng
đừng quá ngạc nhiên nếu đọc những cốt truyện được xây dựng bởi trí tưởng tượng
vô biên ấy.
Nhận xét
Đăng nhận xét