Những lá thư không gửi

Cuốn sách được mua năm 2016, khi mình nhận học bổng lần đầu tiên trong đời, khi mình được vào học trường Chuyên được chính thức vào Hà Nội trong đời. Nói tóm lại cuốn sách gắn với những lần đầu tiên của mình. Và sau 6 năm, mình mới đọc lại cuốn sách này. Dường như như cái tên,  những lá thư không gửi – chất chứa dòng thời gian, chất chứa một dòng suối trong vắt. Sự trong vắt của cuốn sách lại kết hợp với quán cà phê yên tĩnh, khiến mình tạm quên sự bận rộn con phố Hà Nội ngoài kia ở những ngày cuối năm 2022. Nhà văn là người gốc Mỹ về sau về Pháp sống, để tránh nhiều nhãn mình vẫn sắp xếp vào văn học Mỹ

Cuốn sách không dày vỏn vẹn hơn 150 trang, mình quên mất trước kia mình đã đọc nó ở tư thế nào, nhưng lời nhắn của cô bé 16 tuổi là mình là: hãy để người đọc tự cảm nhận, và hiện tại người đọc ấy chính là mình – cô bé 22 tuổi mang đầy những âu lo.

Ernest là cậu bé ngoan, cuộc sống của câu rất ngăn nắp, có trật tự và dường như không có sự thay đổi. Cậu sống với bà, và chỉ giao tiếp với bà những câu giao tiếp cực kì, cực kì cần thiết lắm mới nói; cùng người bà giúp việc khác. Dường như, hai người bà tuổi đã cao đính kèm thêm tuổi già, nếp nhăn của thời gian bao trùm lên cuộc đời đang đầy sự khám phá của cậu bé Ernest. Thế giới của cậu thay đổi khi Victorie đến và làm thay đổi trật tự sống của cậu.

Khi mọi thứ đang bình thường trở nên bất thường, cô bé đến đầu tiên dắt cậu đến với thế giới lộn xộn nhưng nhiều sắc màu, dẫn cậu đến với gia đình đông người của mình. Những câu hỏi liến thoắng của cô bé đã khiến cậu bé của chúng ta nhận ra, cậu học rất nhiều rất giỏi nhưng dường như chả biết gì để hỏi, cũng chẳng có gì để trả lời. Với người bình thường, chủ nhật có nhiều thứ để làm nhưng với cậu bé này, chủ nhật là ngày buồn chán nhất, chỉ có ngày đi học cậu mới có sự sống một chút.

Sự nhạt nhẽo và có phần máy móc của cuộc đời cậu, với thực đơn số món dưới 5, bộ sưu tập là 57 bậc thang tất cả, cậu bé sống không câu hỏi, không thắc mắc về cuộc đời, cũng không có sở thích thú vị khác, cũng thiếu đi sự chia sẻ. Dĩ nhiên cậu bé không mất đi tình cảm, không mất đi những phẩm chất tốt, cậu bé giỏi và ngoan nhưng thiếu đi sự trong trẻo, tinh nghịch của một đứa trẻ hay chính xác hơn sự tinh nghịch của một đứa con trai. Việc thiếu sót này chỉ là do thiếu một người cùng sự nồng nhiệt ấm áp của người đó mở ra mà thôi. Và từ khi gặp cô bé, cuộc sống của cậu bé Ernest giống như cầu vồng đổ xuống bức tranh chỉ vốn có màu đen trắng. Trái tim cậu dường như về đúng lại nhịp đúng của nó, giống như được sinh ra thêm lần nữa (chính cậu bé đã nghĩ thế). Chính sự lanh lợi của cô bé đã đánh thức những cảm xúc còn say ngủ trong tâm hồn của cậu. Hmm thật là đâu nhất thiết phải là hoàng tử đánh thức nàng công chúa đúng không.

Cậu bắt đầu thắc mắc về cha mẹ mình, bắt đầu nói chuyện với bà, bắt đầu không giống một cái bóng trong lớp. Dường như không phải thứ quá hoàn hảo ngăn nắp lại đem đến việc thực sự tốt, mà dường như thứ đem đến sức sống cho cậu bé lại là những gì có vẻ bừa bộn. Cậu bé đã thay đổi khi cậu bắt đầu bế một đứa bé, cuộc sống bắt đầu thay đổi khi cậu làm một việc chưa bao giờ làm, bê sách cho bạn, hoặc một việc vô cùng mới là bao che cho Victorie bế em bé trong lớp.

Thực lòng mình thấy, như một phép màu khi mình vô thức chọn bừa cuốn sách này trên giá sách để trở thành cuốn sách thứ 30 mình đọc trong năm 2022. Một điều mình giống Ernest, chính là năm tháng đi học của mình cũng chỉ toàn học, mình biết chính xác trong năm mình sẽ làm gì, dĩ nhiên mình biết bởi mình chỉ có học; và đi về mình sẽ ngủ cùng phòng với bà nội. Mình cũng không biết chuyện gì với bà những năm tháng trước kia, bà cũng không có bức thư nào, nhưng suy cho cùng thì cuộc sống của mình trôi qua chỉ học, kế hoạch máy móc. Thành tích của mình không tệ, ngược lại còn rất tốt. Nhưng rồi mình nhận ra cuộc sống của mình thiếu đi niềm vui, thiếu những trải nghiệm, thiếu những chuyến đi, thiếu cả những suy ngẫm, cảm nhận sâu sắc về chính mình – niềm vui, nỗi buồn, kỉ niệm. Mình cũng nhận ra khi mình định tag bạn bè vào vài cuộc giveaway mình nhận ra mình chẳng biết tag tên ai, mình cũng giật mình khi bạn đồng nghiệp hỏi vào hôm diễn văn nghệ: thế mày không có bạn để cho mượn à. Mình nhận ra sự thật là mình không có. Mình lúc ấy nhận ra đã thiếu gì đó, kể cả việc học văn của mình cũng đã thiếu gì đó. Và khi đọc cuốn này, mình nhận ra mình để những cuốn sách thiếu sự liên kết với cuộc đời mình, nên mình đã quyết định bỏ đi việc học văn máy móc. Mình thay đổi rằng mình đọc sách và chia sẻ những gì mình trải nghiệm liên quan đến cuốn sách mình đọc. Con chữ của mình không hẳn chỉ là viết về cuốn sách, mà còn là phương tiện để mình giãi bày. Hmm, ngôn ngữ thật có sức mạnh đúng không, nó chính là sứ giả của tâm hồn. Bởi khi nói chuyện, có lẽ nỗi đau sẽ san sẻ, niềm vui sẽ được san, và khoảng cách người – người sẽ gần nhau hơn. Như cậu bé Ernest, có thêm những câu chuyện kể với bà, bà cũng kể câu chuyện với Ernest.

Sống, cậu bé Ernest đã có bài viết về ngày chủ nhật thú vị đầu tiên của mình. Cậu bé 10 tuổi đã có những suy nghĩ đầy triết lí khi viết bài luận của mình. Cậu đã nhận ra mặc dù cậu hoàn hảo đẹp trai, học giỏi nhưng vốn dĩ trước đây cậu chưa hề sống thực sự. Và việc học sống quan trọng hơn bao giờ hết, và nó hiệu quả nếu có một người thầy giỏi

Cái chết, ngày ngày bà mình thường than thở tại sao lại sống mãi mà chưa chết. Sau này, mình nhận ra có khi nào là sống mà như chết hay không. Bà của Ernest có lẽ đã cố gắng cất giấu nỗi đau, sự yếu đuối của mình vào bên trong để có nuôi Ernest vì cậu bé tội nghiệp chỉ có bà là chỗ dựa, là người thân duy nhất cho đến hiện tại. Bà cũng đã rất buồn khi cuộc đời bà chứng kiến rất nhiều người ra đi. Bà đã vô tình để cho đứa cháu tội nghiệp sống một cuộc đời tẻ nhạt. Tuy vậy, chính bà đã thay đổi, khi bà đồng ý cùng Ernest ra ngoài ăn tối, đồng ý bỏ đi những tấm rèm nhạt nhẽo để thay những tấm rèm sặc sỡ. Dường như, bà đón sự màu mè từ gia đình Victorie như một sự cứu rỗi tâm hồn cằn cỗi ngày ngày nhìn vào lá thư đã cũ, một phần nữa là có lẽ bà nhận ra người cháu của bà không chỉ sống đơn giản để ăn, để thở được. Giống như diễn viên kịch, nếu chỉ sống để ăn để thở như vậy giống như một diễn viên lên diễn chỉ đọc lời thoại mà thiếu đi linh hồn tác phẩm. Sống còn những trải nghiệm, sống đủ quá khứ để nhớ mình từng là ai, cuộc đời mình đã từng có những bí mật gì để hiện tại không chông chênh và mơ hồ rồi tiến tới tương lai.

Tình yêu, tình yêu thật khó nếu đó không phải sự tự nguyện. Chính cô bé Victorie với gia đình 13 14 người đã gợi những xúc cảm yêu thương (có lẽ đầu tiên) với cậu bé Ernest. Những cảm xúc trở nên hữu hình hơn, bắt đầu rõ rệt hơn trong đời sống thường nhật của cậu. Và mình lại nhận thấy rằng tình yêu có thể cứu rỗi một con người. Có lẽ nếu thiếu đi Victorie thì cuộc sống của Ernest vẫn sẽ trôi qua, ăn ngủ học hành với nhịp sống như một cái máy. Nhưng nếu sống như vậy, cậu bé lâu dần quên mất mình có trái tim, quên mất mắt không những đọc sách mà còn quan sát vạn vật và cần được nhìn ở thế giới rộng lớn đầy sắc màu hơn, quên mất đôi chân không phải ngày nào cũng 57 bậc thang mà còn đi nhiều hơn, đi đến nơi căn bản là mua đồ ăn chẳng hạn, quên mất mình cần bảo vệ những gì mình trân trọng. Và chính tình bạn đẹp đẽ đã khiến Ernest người vốn bàng quan với mọi thứ đã bảo vệ tình bạn, bảo vệ Victorie bằng chính kiến kiên định của mình. Không chỉ vậy, cậu còn kéo người bà đầy nỗi u hoài ra khỏi thế giới u ám vốn có để bước ra ngoài, và để sống.

Những lá thư không gửi, tên cuốn sách là những lá thư nhưng lá thư thực sự xuất hiện không nhiều. Ở đây những lá thư gửi gắm những tâm tư tình cảm chất đống ưu tư, chất đống dấu hiệu của thời gian

-    Lá thư Adrien mà bà nội cậu mân mê như báu vật, lại là một kỉ vật nhắc nhở về người đã chết ở thế chiến, nhắc nhở kí ức sống động về người đó. Bí mật về lá thư đã từng dằn vặt cuộc đời người bà được giải mã, dù nội dung có vẻ như không có gì hay nói chính xác là chả có gì to tát nhưng mình thấy rằng lá thư chính là dấu hiệu còn sống nhất là ở trong năm tháng chiến tranh.

-        Lá thư mà cậu bé Ernest bằng tất cả sự dũng cảm đã gửi đi, chính sự chủ động này đã khiến cậu gặp lại cha mình sau rất nhiều năm xa cách. Khoảng cách xa nhất lại không phải khoảng cách của châu lục, mà lại là khoảng cách của trái tim. Rõ ràng cậu và người cha đã sống thật gần nhau nhưng lại chẳng mặt đối mặt một lần, và chính là thư từ trái tim của cậu bé Ernest đã kéo gần khoảng cách để được gặp cha. Lá thư như một sự hoài nghi về cuộc sống sống không ra sống của cậu.

-      Những lá thư của cha, những lá thư đong đầy tâm sự, nỗi đau, vết thương của một người cha, và không biết ai đã đọc cuốn sách này có thấy không, như mình mình thấy cả sự bất lực. Bất lực vì rõ ràng ông đã là một người rất thành công trong công chúng, nhưng thất bại trong việc gặp lại chính con trai mình, bất lực không thể đến ôm chầm và cho cậu bé cánh tay ấm áp của ông. Chính ông đang cõng trên mình những nỗi đau, vết thương quá lớn khiến ông đã chạy trốn và bỏ lại đứa bé mới ba ngày tuổi. Mình đã tự hỏi ai tạo nên khoảng cách lớn thế này, chẳng phải cậu bé làm bởi sự ra đời cậu bé là một món quà, chẳng phải cha cậu, hay là sự bi kịch về cái chết của người mẹ. Nhưng dù thế nào cũng là trớ trêu của số phận. Nhưng nếu ôm mãi quá khứ đau khổ kia, có lẽ đến khi cuối đời, Ernest và cha cũng không gặp nhau, Ernest sẽ hoài nghi về chính mình, còn cha cậu sẽ là ân hận.

Những lá thư chất chứa dù là ai gửi cũng chất chứa đầy tâm tình. Người ta quá e ngại thì dùng đến ngôn từ để nói ra nỗi lòng…Kết truyện là một cái kết mở nhưng cũng đủ là một nốt nhạc trầm bổng cho bản tình ca đầy yêu thương này. Và mình cũng không bất ngờ khi cuốn sách bé nhỏ vỏn vẹn gần 200 trang này được 28 giải thưởng lớn nhỏ.

 

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

[2023] 18/35 - HẮT XÌ

[2023] 12/35 - THƯƠNG NHỚ MƯỜI HAI - TẢN MẠN

[2023] 8/35 - ĐẢO MỘNG MƠ