Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2023

[2023] 54.1/35 - GIAMILIA

Hình ảnh
Không một bản nhạc nào, cũng chả cần một bản nhạc nào như mọi khi để dẫn đưa tôi vào thế giới của quyển sách. Mà chính quyển sách này – bản thân nó đã là một bản nhạc. Từng câu từng chữ tuôn như suối chảy khi rạo rực, khi đê mê, khi trầm lắng tựa một khúc nhạc rót vào tâm hồn. Và cái tên Giamilia – tôi không biết rằng tôi sẽ viết nó là một cái tên về tình yêu, niềm khát khao tự do hay cái tên là một bản nhạc vang vọng trên thảo nguyên bát ngát và rộng lớn.  Ba câu chuyện trong một cuốn sách và hình ảnh tượng trưng cho ba câu chuyện là khác nhau. Câu chuyện Giamilia với hình ảnh trở đi trở lại là con sông Kurkureu dữ dội ôm trọn mảnh đất du mục, chảy dọc những thảo nguyên bao la và rộng lớn. Ngày trước kia, với tôi khung cảnh rung động đến rợn người có lẽ hình ảnh chàng nhân mã ôm cây đàn đàn lên những khúc nhạc xung quanh là khu vườn cỏ xanh hoa trái. Ấy vậy bước qua một giọng văn da diết và tha thiết một tình yêu quê hương trút hết từng con chữ, ngập tràn trong hương thơm cỏ cây và

[2023] 53/35 - DÒNG MÁU CAO QUÝ

Hình ảnh
Khi kết thúc trang sách này, kể cả khi cái kết mình hiểu rằng đây là câu chuyện chứa sự kiện có thật, sau đó mình vội vàng tìm kiếm, những kết quả tìm kiếm gõ một cái đầu mình và nói rằng: đây là nhân vật có thật đó, thì mình vẫn trong trạng thái bồng bềnh giữa hư và thực. Đó là cảm giác mình chưa bao giờ có khi đọc những cuốn sách trước kia hay nói cách khác đây là một trải nghiệm rất rất rất mới khi mình đọc một cuốn sách. Và mình thực sự thích điều này.  Hồi kí nhưng không phải hồi kí, truyện có sự kiện thật nhưng bồng bềnh giữa hai lớp nền hư ảo, dù câu chuyện ấy kí ức của đứa trẻ 6 tuổi sống thiếu vắng tình yêu của cha mẹ, trong bất đồng quan điểm của ông bà, nhưng hiển hiện trên từng trang văn đó vẫn là một con suối dịu dàng, nồng ấm. Được tờ nhật báo Le Parisien miêu tả “như một viên ngọc quý”, Dòng máu cao quý kể về những năm đầu cuộc đời của ngài Đại sứ Bỉ Patrick Nothomb, cha của nhà văn Amélie Nothomb. Và mình được biết tác giả đã không thể nói lời tạm biệt với người cha c

[2023] 52/35 - CƠN CUỒNG SI

Hình ảnh
  Khi đọc cuốn sách này, lật bìa sau tôi có hơi ý ngần ngại mua. Một câu chuyện tình với người đàn ông có vợ, câu chuyện này tôi ngại vì tôi chưa thể biết làm thế nào để viết về nó một cách đủ khéo léo và sâu sắc. Nhưng cuối cùng thì tôi cũng đã mua, và đã đọc. Gấp cuốn sách này lại, tôi chỉ hiểu đơn giản nó là một câu chuyện kể của một người, và tôi không ấn tượng cũng không bình luận nó hay hay dở, dại hay khôn, đúng hay sai. Bởi khi đọc những câu văn của tác giả, tôi cảm thấy rằng câu chuyện không phải đưa ra để phán xét, cũng không phải đưa ra bài học đạo đức mà đơn giản ta nghe một người kể chuyện. Vẫn như mọi khi, cụm từ tôi có thể nghĩ ra về giọng văn của nữ văn sĩ đó là trần tục. Một câu chuyện tình cảm bình thường dưới con mắt của tôi, tôi thường chỉ chia sẻ khi tôi tin một ai đó hoặc tôi sẽ chỉ mấy kiểu câu đơn giản, vô thưởng vô phạt. Ấy vậy câu chuyện của tác giả, dường như không giấu giếm, lại được lồ lộ ra dưới những trang giấy. Một câu chuyện trần tục mang màu sắc dục vọ

[2023] 51/35 - MÓN HÀNG QUÝ GIÁ NHẤT

Hình ảnh
  Một sớm chủ nhật Một bài hát mang tên Kukuska Một cuốn sách mở đầu là Ngày xửa ngày xưa với tông bìa trắng Trắng như một tâm hồn của một đứa trẻ thơ, trắng như một màu tang tóc bàng bạc phủ khắp các con phố nơi có những kẻ sống khốn khổ, trắng như lớp tuyết dày phủ lên những con tàu, phủ lên đầu người. Và có lẽ trắng như những cái x.á.c lõa lồ nằm trôi nổi, không người thân nơi c.h.i.ế.n tranh, hay trắng như những cái đ.ầ.u trọc lóc đầy ảm ảnh chăng. Nếu nó là câu chuyện cổ tích, vẫn sẽ tin rằng nó là câu chuyện cổ tích. Nhưng cổ tích nào không vun trồng từ mảnh đất của hiện thực, vì cổ tích cũng từ con người – từ sâu thẳm tâm trí con người mà vun nó lên. Và đôi khi người ta viết về chính nỗi đau, hồi ức sâu thẳm đau đáu của mình qua câu chuyện cổ tích, ấy là Jean-Claude Grumberg. Cái hiện thực mà là mảnh đất vun trồng cho câu chuyện cổ tích này, được khéo léo tạo ra dưới hình ảnh con tàu – một bức tường của hai thế giới. Trong khi trên chuyến tàu ấy là người đàn ông mang theo

[2023] 49 + 50 - Vợ chồng lão Twit & Thần dược của George

Hình ảnh
Cái ảnh chụp chính là cái nơi mình lăn lê bò toài ra đọc hai cuốn này, cả tuần (à đâu cả tháng) mình cứ bị bận rộn đến mức không thể tỉnh táo ra mà mở sách. Nhưng lại không muốn phá bỏ thói quen đọc sách chỉ vì một hai tuần nên cố gắng chọn cuốn sách vừa phải để đọc. Dĩ nhiên là sách của bác Roald rồi.  Hai cuốn sách này kỳ lạ đều là chuyện về người già, đôi vợ chồng già và người bà ngoại của George. Đôi vợ chồng lão Twit thì ham ăn, tính tàn bạo và không mấy thân thiện. Mình chú ý đoạn này: “Khi con người có những ý tưởng xấu xa, nét mặt sẽ biểu lộ ngay. Và rồi những ý tưởng xấu xa cứ xuất hiện đều đặn từng ngày, từng tuần, năm này qua năm nọ thì gương mặt sẽ trở nên càng ngày càng xấu theo. Đến một lúc nào đó nó xấu tới nỗi không ai dám nhìn nữa”. Vợ chồng lão Twit vốn dĩ sinh ra có lẽ không hề xấu nhưng lâu dần những suy nghĩ tủn mủn, xấu xa và tàn bạo tích tụ dần đến mức trong đầu họ chỉ nghĩ đến những gì tồi tệ nhất, ích kỷ nhất thậm chí không thể nhìn được đâu là đúng, đâu là s

[2023] 48/35 - LŨ TRẺ LÀNG ỒN ÀO

Hình ảnh
Đáng lẽ ra mình sẽ đọc một loạt tác phẩm của bác Takuji cho tháng 9 đẹp đẽ này nhưng lại lỡ hẹn, thay vào đó mình chọn mở màn là một loạt câu chuyện thiếu nhi, cụ thể là tuần trước mình đọc Charlie và chiếc thang máy bằng kính; tuần này mình đổi gió đến một nhà văn cũng viết truyện thiếu nhi khác đến từ Thụy Điển (nếu ai hay theo dõi mình lâu thì chắc biết mình lên khá khá bài từ Roald Dahl và David Walliams mà chưa bao giờ viết bài tử tế sách của bà). Nhìn chung cuốn này là một cuốn sách có giọng văn rất nữ tính, dịu dàng và trong trẻo. Không gian câu chuyện là làng quê ở Thụy Điển hoặc cũng có thể ở nơi khác (thường thì mình đọc tác phẩm thiếu nhi, mình thường không cố gắng gắn nó ở địa điểm cụ thể nào), bởi mảnh đất tuổi thơ là một thế giới thần tiên đầy mộng mơ. Câu chuyện là chuỗi những ngày tháng nghỉ hè của 6 đứa trẻ, nhà Bắc, Nhà Giữa và nhà Nam, hai chị em gái – một cậu trai – ba anh em hai trai một gái. Những đứa trẻ đã có một kỉ nghỉ hè vô lo vô nghĩ với những đồ chơi, trò

[2023] 47/35 - CHARLIE VÀ CHIẾC THANG MÁY BẰNG KÍNH

Hình ảnh
Mình thấy lạ rằng sao phần này lại chưa được lên màn ảnh, hay tại phần 1 đã quá trọn vẹn về phim rồi. Mình mất nhiều thời gian đọc hơn mình tưởng, quả đúng là nếu không thực sự thoải mái không thể bắt đầu một cuốn sách được. Mình đọc nó vào ngày nghỉ lễ cuối cùng, đọc lúc chờ bảo dưỡng xe, đọc lúc buổi tối ngẫm nghĩ sau kỳ nghỉ lễ. Kỳ nghỉ lễ này mình ra ngoài nhiều hơn mình tưởng nhưng rất vui, tự dưng khám phá được mấy cuốn sách đã được phát hành trở lại. Mình tự dưng nghĩ theo hướng thế này, có thể rằng mình may mắn được tiết lộ một câu chuyện ngoài lề khác của Charlie và nhà máy socola. Nếu trong phần 1, giáo dục trẻ em rất quan trọng bởi chỉ một phút lơ là và nuông chiều có thể đi đến những sai lệch về nhận thức. Còn phần này, mình thấy rằng kể cả khi lớn lên rồi, thậm chí qua con dốc cuộc đời ta vẫn luôn cần soi lại mình. Bởi con người mà, cũng có những lúc không tỉnh táo, ta đi trên sợi dây cheo leo hai vách đá tốt và xấu xây xẩm thế nào ta có thể bước hẳn ra ranh giới là một