Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ 2023

[2023] 59/35 - TIỂU THƯ CHARITY

Hình ảnh
Mình mất gần 1 tháng để đọc cuốn sách này, chính ra nó không quá dày, nói là 400 trang nhưng với tốc độ bình thường của mình không đến 1 tháng để xong. Người ta nói, không muốn thì tìm lí do, quả đúng vậy, bởi cho đến nửa cuốn sách rồi, mình đọc nó trong trạng thái chạy deadline thì đúng hơn nhưng mãi về sau này, và đến lúc gõ mấy dòng này, mình thấy bản thân mình tồi tệ khi đặt một tâm trạng không đúng khi cầm một cuốn sách như vậy, nhất là khi cuốn sách có tác động đến mình, thay đổi mình. Mình đã không còn thấy cô đơn lạc lõng khi mình vẫn lựa chọn chưa xây dựng hạnh phúc gia đình trong thời điểm hiện tại, khi mình đọc cuốn này. Nói gì thì nói kể cả có đang là thế kỷ 21, và vô số bài viết về Gen Z và mình cũng nằm trong Gen Z đó, thì một bài ca mình không thể không nghe đó chính là cuộc sống của một người con gái tầm 23 24 tuổi là như thế nào. Dù có là một đứa cá tính thì sống trong một thế giới xung quanh mình, mẹ mình và nhiều người khác đều nói với mình rằng thiên chức của m

[2023] 58/35 - CÂY CAM NGỌT CỦA TÔI

Hình ảnh
Mình thực sự vẫn chưa hiểu mình sẽ bắt đầu viết về câu chuyện này ra sao, trước đây mình luôn thấy rằng mình không sợ cái chết nhưng có vẻ qua trang sách này, vẫn là sự ớn lạnh trong lòng mình. Và một phần câu chuyện này nó rất gần với tuổi  thơ của mình nên từng trang, và thậm chí cả lời mắng mỏ trút lên người cậu bé Zeze và cả lời nói mà Zeze nói ra khi bị đòn, mình thấy rùng mình. Khi đọc câu chuyện này, mình biết, mình biết rằng nó sẽ buồn nhưng thực sự mình vẫn không thể kiểm soát được sự bi thương của câu chuyện này, nó dường như là sự rung động cực điểm của một tâm hồn trẻ dại – cụm từ này mình lặp lại lần hai khi mình đã từng đọc “Những ngày thơ ấu” của nhà văn Nguyên Hồng. Cái nghèo, hiển hiện trong câu chuyện này, không nhắc đến cái đói, nhưng mình cảm nhận sự nghèo đói và bất lực đang liên tục bủa vậy gia đình của Zeze, nó hiển hiện qua sự bất lực với ánh nhìn như rạp chiếu bóng của người cha khi không thể có việc làm, khi người ta cố sống và mong muốn đem đến hạnh phúc

[2023] 57/35 - MỘT LÍT NƯỚC MẮT

Hình ảnh
Khi 17 tuổi lần đầu đọc cuốn sách này, mình đọc khi rõ ràng mình biết sẽ đến bài kiểm tra lần cuối, cũng sắp bế giảng tốt nghiệp. Những ngày tháng học ở đó, mình cảm giác ngày khóc của mình rất nhiều, lúc ấy đọc cuốn sách này, mình khóc nhiều đến mức đến hôm bế giảng lòng mình rất nhẹ nhõm. Hình như khi ấy chính những gì Aya viết đã khiến mình tốt hơn. Khi mình 23 tuổi lần thứ 2 đọc cuốn sách này, mình vô định và khủng hoảng. Cả một năm mình làm việc nhất quyết mình kìm nén và cố gắng vượt qua nhưng giống như một quả bom vậy. Khi mình đọc, mình khóc như lần đầu mình đọc, và sau đó mình lại thấy ổn hơn. Và không phải hình như nữa, chính Aya những dòng nhật ký tuy đầy nước mắt nhưng lại giống dòng nước mát tưới vào tâm hồn bất ổn của mình vậy. Mình thực sự thấy ổn hơn Aya từng có cuộc đời bình thường như bao người khác, là người học sinh và Aya chỉ 15 tuổi. Mình biết chứ, độ tuổi 15 ấy có lẽ là khoảng thời gian rất vui đối với mình, và có lẽ nhiều người khác. “Cuộc sống của mình như m

[2023] 56/35 - THẾ GIAN NÀY NẾU CHẲNG CÒN MÈO

Hình ảnh
  Đây là cuốn sách của một người bạn tặng cho mình, mình đã tự hứa sẽ đọc thật sớm nhưng mãi một tháng rồi mình mới đọc hết cuốn sách này. Và khoảnh khắc đọc xong cuốn sách này thì cũng là thời điểm cuộc hội thoại của mình và bạn đó là lời cảm ơn. Thực ra mình thấy vui vì đơn thuần mình biết bạn ấy đã tìm được cho mình một người phù hợp và chấp nhận con người của bạn ấy. Cuốn sách này khá đơn giản, có 7 chương tương đương 7 ngày trong tuần. 7 ngày trong tuần là những cuộc ngộ nhận rồi nhận ra rồi lại ngộ nhận của nhân vật chính. Ác quỷ , ác quỷ hiện ra với hình hài của chính người đưa thư nhưng mang một tính cách sắc thái khác. Ác quỷ có thể hiện thân cho sự ích kỉ, một góc tối trong trái tim của con người. Trong truyện này, ác quỷ tin vào việc con người – cụ thể anh bưu tá sẽ bất chấp tất cả, đánh đổi mọi thứ để sống, sẽ để sự ích kỉ lên ngôi. Thực ra điều này, mình hiểu cũng không sai, bởi sự ích kỉ của con người luôn hiển hiện bên trong, như một sự sẵn có, chẳng qua là chúng ta có

[2023] 55/35 - OSCAR VÀ BÀ ÁO HỒNG

Hình ảnh
Năm 7 tuổi, mình bắt đầu mơ hồ tự hỏi cái chết là gì, khi nghe âm thanh buồn buồn của một đám tang, khi nghe ông ngoại nói rằng chờ mình cho đi chơi khắp nơi thì chắc đã về linh hải. Lúc ấy, cái chết với mình thật đáng sợ nhưng lại đầy bí ẩn. Năm 9 tuổi, mẹ mình khi mắng cũng sẽ nhắc đến cái chết, khi ấy mình cũng hay xem Phạm Công Cúc Hoa nhìn thấy cảnh địa ngục. Lúc ấy mình nghĩ rằng tuồng như cái chết không hẳn từ bệnh tật về thể xác mà có vẻ như cái chết cũng có thể đến khi trái tim nhiều tổn thương. Mình cũng chẳng ngờ rằng sau này chính mình luôn ám ảnh về cái chết nhiều như thế Những năm tiếp theo, mình luôn bắt đầu mơ những ác mộng, lúc ấy mình cảm giác số phận con người mỏng mảnh thật. Tầm 15 tuổi, mình bắt đầu đọc lần đầu cuốn sách Oscar và bà áo hồng, lúc ấy dường như mình vẫn còn tin vào những điều tốt đẹp, hay buồn vu vơ bởi đơn giản đó chính là tâm tư của con gái mười mấy khi ấy. Mình thực lòng khi ấy cũng không đọc thật kĩ cuốn sách này cho lắm, vì khi ấy mình luôn ngh

[2023] 54.3/35 - NGƯỜI THẦY ĐẦU TIÊN

Hình ảnh
Nhà văn luôn khiến những câu chuyện mở đầu đầy dịu êm và day dứt. Những câu văn luôn thấm đẫm chất thơ, tình yêu và hi vọng cho đến cuối cùng, thậm chí gấp sách này đặt tay lên lồng ngực, trong tâm trí ta vẫn vang vọng những thanh âm trong trẻo của núi rừng, của những con người bé nhỏ nơi ấy. Nếu Giamilla, tâm trí ta như được thỏa thuê say sưa ở núi rừng, những đám mây và bầu trời xanh cao vời vợi, hay với câu chuyện Cây phong non trùm khăn đỏ, hiện ra trước mắt ta là những con đèo hiểm trở, những con người say sưa lao động thì tại đây tầm nhìn của ta dường như thu nhỏ lại, in đậm trong tâm trí là hình ảnh hai cây phong.  Câu chuyện bắt đầu với đoạn văn mộc mạc và dung dị thế này: “Làng Kurkurêu chúng tôi nằm ven chân núi, trên một cao nguyên rộng có những khe nước ào ào từ nhiều ngách đá đổ xuống. Phía dưới làng tôi là thung lũng Hoàng Thổ, là cánh thảo nguyên Karakh mênh mông nằm giữa các nhánh của rặng núi Đen và con đường sắt làm thành một cái thảm màu băng qua đồng bằng chạy tít

[2023] 54.2/35 - CÂY PHONG NON TRÙM KHĂN ĐỎ

Hình ảnh
Nếu ở Giamilia, mình say sưa với diệu vũ hoang dại của sông Kurkureu ngày đêm không ngừng nghỉ thì tại câu chuyện này, như họa vào nhịp điệu của dòng chảy khai phá, những con đèo hiểm trở, và hồ Ixuc-kun trở đi trở lại trong tâm trí của mình.  Hồ Ixuc-kun, những xúc cảm của tuổi trẻ . Vẫn là viết về quê hương thân yêu nhưng nhà văn – như một nhà quay phim tài ba hướng góc quay của mình lên những ngọn đèo hiểm trở. Dòng chảy khai phá tựa nguồn sức mình, sự chuyển mình của lịch sử thấm vào những con đèo, sự chuyển mình đem theo những nhiệt huyết của tuổi trẻ. Chính khung cảnh ăn ngủ cùng nhau ấy, mình lại càng thêm hiểu hóa ra tuổi trẻ của bố mình là như vậy. Kể cả khi có biến cố, trong mắt bố của mình nước Nga vẫn mãi là một khoảng thời gian đẹp đẽ, nơi bố mình đã có những người bạn, cùng ăn cùng ngủ cùng làm việc. Hồ Ixuc-kun trong mắt mình qua câu chuyện này trước tiên, đã chứng kiến những chuyển mình của thời thế, chứng kiến những người cán bộ trẻ tuổi, chứng kiến những chàng thanh n

[2023] 54.1/35 - GIAMILIA

Hình ảnh
Không một bản nhạc nào, cũng chả cần một bản nhạc nào như mọi khi để dẫn đưa tôi vào thế giới của quyển sách. Mà chính quyển sách này – bản thân nó đã là một bản nhạc. Từng câu từng chữ tuôn như suối chảy khi rạo rực, khi đê mê, khi trầm lắng tựa một khúc nhạc rót vào tâm hồn. Và cái tên Giamilia – tôi không biết rằng tôi sẽ viết nó là một cái tên về tình yêu, niềm khát khao tự do hay cái tên là một bản nhạc vang vọng trên thảo nguyên bát ngát và rộng lớn.  Ba câu chuyện trong một cuốn sách và hình ảnh tượng trưng cho ba câu chuyện là khác nhau. Câu chuyện Giamilia với hình ảnh trở đi trở lại là con sông Kurkureu dữ dội ôm trọn mảnh đất du mục, chảy dọc những thảo nguyên bao la và rộng lớn. Ngày trước kia, với tôi khung cảnh rung động đến rợn người có lẽ hình ảnh chàng nhân mã ôm cây đàn đàn lên những khúc nhạc xung quanh là khu vườn cỏ xanh hoa trái. Ấy vậy bước qua một giọng văn da diết và tha thiết một tình yêu quê hương trút hết từng con chữ, ngập tràn trong hương thơm cỏ cây và

[2023] 53/35 - DÒNG MÁU CAO QUÝ

Hình ảnh
Khi kết thúc trang sách này, kể cả khi cái kết mình hiểu rằng đây là câu chuyện chứa sự kiện có thật, sau đó mình vội vàng tìm kiếm, những kết quả tìm kiếm gõ một cái đầu mình và nói rằng: đây là nhân vật có thật đó, thì mình vẫn trong trạng thái bồng bềnh giữa hư và thực. Đó là cảm giác mình chưa bao giờ có khi đọc những cuốn sách trước kia hay nói cách khác đây là một trải nghiệm rất rất rất mới khi mình đọc một cuốn sách. Và mình thực sự thích điều này.  Hồi kí nhưng không phải hồi kí, truyện có sự kiện thật nhưng bồng bềnh giữa hai lớp nền hư ảo, dù câu chuyện ấy kí ức của đứa trẻ 6 tuổi sống thiếu vắng tình yêu của cha mẹ, trong bất đồng quan điểm của ông bà, nhưng hiển hiện trên từng trang văn đó vẫn là một con suối dịu dàng, nồng ấm. Được tờ nhật báo Le Parisien miêu tả “như một viên ngọc quý”, Dòng máu cao quý kể về những năm đầu cuộc đời của ngài Đại sứ Bỉ Patrick Nothomb, cha của nhà văn Amélie Nothomb. Và mình được biết tác giả đã không thể nói lời tạm biệt với người cha c

[2023] 52/35 - CƠN CUỒNG SI

Hình ảnh
  Khi đọc cuốn sách này, lật bìa sau tôi có hơi ý ngần ngại mua. Một câu chuyện tình với người đàn ông có vợ, câu chuyện này tôi ngại vì tôi chưa thể biết làm thế nào để viết về nó một cách đủ khéo léo và sâu sắc. Nhưng cuối cùng thì tôi cũng đã mua, và đã đọc. Gấp cuốn sách này lại, tôi chỉ hiểu đơn giản nó là một câu chuyện kể của một người, và tôi không ấn tượng cũng không bình luận nó hay hay dở, dại hay khôn, đúng hay sai. Bởi khi đọc những câu văn của tác giả, tôi cảm thấy rằng câu chuyện không phải đưa ra để phán xét, cũng không phải đưa ra bài học đạo đức mà đơn giản ta nghe một người kể chuyện. Vẫn như mọi khi, cụm từ tôi có thể nghĩ ra về giọng văn của nữ văn sĩ đó là trần tục. Một câu chuyện tình cảm bình thường dưới con mắt của tôi, tôi thường chỉ chia sẻ khi tôi tin một ai đó hoặc tôi sẽ chỉ mấy kiểu câu đơn giản, vô thưởng vô phạt. Ấy vậy câu chuyện của tác giả, dường như không giấu giếm, lại được lồ lộ ra dưới những trang giấy. Một câu chuyện trần tục mang màu sắc dục vọ